Bí ẩn hiện tượng người đột nhiên bốc cháy khiến y học không thể lý giải

20/12/17, 10:56 Bí ẩn

Ngày 17/9, ông John Nolan 70 tuổi đang đi trên đường phố London (Anh) thì bỗng nhiên bốc cháy một cách bí ẩn. Thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự, và cho đến nay giới y học vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho hiện tượng này.

Các ca tự bốc cháy khiến khoa học băn khoăn. (Ảnh minh hoa: Youtube)

Theo Independent, Nolan nhanh chóng được người đi đường dập lửa rồi đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên do bỏng quá nặng, người cựu công nhân xây dựng đã qua đời. Ba tháng trôi qua, giới khoa học vẫn băn khoăn về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nolan.

“Chúng tôi đã trò chuyện với hàng loạt nhân chứng nhưng chưa xác định được lý do nạn nhân bốc cháy”, ông Damien Ait-Amer, người đứng đầu đội điều tra cho biết.

Những trường hợp người tự cháy thành tro

Trên thực tế, Nolan không phải trường hợp duy nhất tự bốc cháy. Suốt 2.000 năm qua, y học đã ghi nhận gần 150 ca tương tự với các đặc điểm chung như cơ thể nạn nhân bị thiêu rụi nhưng môi trường xung quanh còn nguyên vẹn và không nguồn nhiệt lớn nào ở đủ gần để gây cháy.

Hiệp sĩ người Italy Polonus Vorstius là trường hợp tự bốc cháy đầu tiên, theo ghi chép của chuyên gia y học Thomas Bartholin. Vào một buổi tối năm 1470, trong lúc nghỉ ngơi và uống vài ly rượu, Vorstius đột nhiên nôn ra lửa, bốc cháy và bị thiêu chết ngay trước mặt cha mẹ.

Thomas Bartholin ghi lại sự kiện này trong tác phẩm “Historiarum Anatomicarum Rariorum” năm 1641, gần hai thế kỷ sau khi vụ việc xảy ra. Ông cho biết, mình đã nghe con cháu của Vorstius kể lại.

Một trong số những trường hợp SHC (Spontaneous Human Combustion – hiện tượng cơ thể người tự bốc cháy) nổi tiếng nhất xảy ra năm 1951, khi góa phụ Mary Reeser bị thiêu chết một cách bí ẩn trong chính căn hộ của mình ở St. Petersburg, Florida, Mỹ. Reeser là một phụ nữ to béo, nặng khoảng 77 kg, theo St. Petersburg Times.

Cơ thể cùng chiếc ghế bành bà ngồi đều cháy rụi, chỉ còn lại bàn chân. Trần nhà và phần tường trên cao phủ kín muội đen, nhưng đồ nội thất và phần tường bên dưới hoàn toàn không ảnh hưởng gì. Thám tử Cass Burgess, người điều tra vụ án, khẳng định không có dấu hiệu của những chất gây cháy thường thấy như ête, dầu hỏa hay xăng.

Năm 2009, phóng viên Jerry Blizin, người đưa tin về vụ án năm 1951, lật lại sự việc và bổ sung thêm những chi tiết mới. Theo đó, FBI kết luận lượng mỡ trong cơ thể Reeser chính là nhiên liệu cho ngọn lửa bùng phát. Vào buổi tối định mệnh, Reeser đã nói với con trai rằng mình bỏ bữa tối để uống hai viên thuốc ngủ. Lần cuối con trai nhìn thấy Reeser là khi bà ngồi trên ghế bành và hút thuốc.

Một điều khó hiểu khiến các chuyên gia vô cùng đau đầu trong những trường hợp SHC là để thiêu hủy người cần nhiệt độ rất cao, từ 760 đến 1000 độ C, vượt xa mức nhiệt mà một que diêm, ngọn nến hay điếu thuốc có thể tạo ra.

Các giả thuyết của chuyên gia

Một cách giải thích được giới chuyên môn chấp nhận rộng rãi và phù hợp với nhiều trường hợp SHC là “hiệu ứng sợi bấc”. Theo đó, cơ thể người đóng vai trò tương tự thân nến, trong khi quần áo giống như sợi bấc.

“Hiệu ứng sợi bấc” là một cách giải thích cho hiện tượng người tự bốc cháy. (Ảnh: Grunge)

Khi quần áo bén lửa do tàn thuốc hoặc bụi than từ lò sưởi, lửa sẽ xuyên qua da và đốt cháy lớp mỡ bên dưới. Mỡ ngấm vào quần áo và trở thành nguồn cấp nhiên liệu liên tục cho ngọn lửa cháy dữ dội hơn, tạo ra sức nóng khủng khiếp. Trong các thí nghiệm với thịt lợn, ngọn lửa cháy kiểu này có xu hướng bốc thẳng lên trên với tốc độ khá chậm nên đồ đạc xung quanh hầu như còn nguyên. Điều này cũng giải thích tại sao phần tro lại nhờn bết, đó là do mỡ bị thiêu chảy.

Dù “hiệu ứng sợi bấc” nghe rất hợp lý nhưng lại không thể giải thích hết tất cả các trường hợp SHC. Do đó, người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết khác về nguyên nhân gây ra vụ cháy.

Trao đổi với BBC, nhà sinh vật học Brian Ford nhận định nhiều khả năng nguyên nhân đằng sau hiện tượng tự bốc cháy kỳ lạ là chứng nghiện rượu. “Khi uống quá nhiều rượu, các mô sẽ bị chìm trong cồn và dễ cháy hơn”, ông giải thích.

Tuy nhiên, lập luận trên không đủ thuyết phục bởi từ năm 1851, nhà hóa học J. von Leibig (Đức) đã chỉ ra các mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong dung dịch 70% ethanol không hề bắt lửa. Thậm chí, thử nghiệm trên chuột cho thấy chuột bị tiêm ethanol liên tục cũng không hề bốc cháy.

Một giả thuyết khác là các nạn nhân tự bốc cháy trước đó đều rơi vào tình trạng sức khỏe yếu kém. Về nguyên tắc, khi ốm, glycogen trong máu vốn dùng làm nhiên liệu cho cơ bắp dễ dàng bị cạn kiệt khiến các phân tử mỡ vỡ ra và trở thành nguồn năng lượng thay thế. Kết hợp với bệnh mãn tính hoặc một buổi tập gym vất vả, quá trình này sẽ sản sinh ra acetone. Không chỉ mau bắt lửa, acetone còn có thể hòa với nước cùng chất béo rồi đi khắp cơ thể.

Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra các lời khuyên để bảo vệ bản thân một cách tối ưu:

  • Hạn chế các hành vi cùng chế độ dinh dưỡng làm tăng nồng độ các ketone (trong đó có acetone) như nghiện rượu, nhịn ăn, hấp thụ quá ít carcarbohydrate hay quá nhiều chất béo, protein.
  • Tránh các nguồn nhiệt lớn, đặc biệt khi đang buồn ngủ và không hút thuốc.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x