Kỳ lạ tay chân bị cắt cụt vẫn cảm thấy đau nhức: Tồn tại cơ thể người ở không gian khác?
Rất nhiều người chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe, nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều hiện tượng không thể giải thích được bằng khoa học thực chứng. Trong đó phải kể đến hiện tượng một người bị cắt cụt tay chân nhưng vẫn có thể cảm thấy sự tồn tại của chúng.
Hiện nay, theo một số ước tính, trong số những bệnh nhân bị cắt cụt chi trên thế giới, có tới 98% người có thể trải nghiệm hiện tượng kỳ lạ này. Những cá nhân đã mất một chi, một con mắt hay một cái răng vẫn tiếp tục nhận biết được các cảm giác khi bị chạm vào, nóng, lạnh, và đau nhức ở bộ phận cơ thể vật lý không còn tồn tại của họ. Đây được gọi là hội chứng chi ma (phantom limb syndrome, chân tay ma).
Cánh tay bị cắt đứt nhưng vẫn cảm thấy đau
Một nhà động vật học ở Florida, Mỹ, đã bị cá sấu cắn đứt lìa cánh tay phải vào năm 2000. Kể từ đó, mỗi ngày ông đều cảm thấy đau đớn ở tay phải dù bàn tay không còn trên cơ thể nữa. Tình trạng này nghiêm trọng đến nỗi ông phải sử dụng thuốc và các loại biện pháp khác để giảm bớt cơn đau.
Một số người nói rằng, dường như tứ chi ở không gian này đã biến mất, nhưng thực ra ở không gian khác nó vẫn còn tồn tại. Hiện tại, một số nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các huyệt đạo, kinh lạc của Trung y thực sự tồn tại ở một không gian khác. Cho nên, nếu nói rằng có tồn tại một thân thể ở không gian khác cũng rất có đạo lý.
Có một nhà khoa học người Nga, Semyon Kirlian, người đã phát triển công nghệ chụp ảnh hào quang Kirlian, có thể chụp ảnh các trường điện từ vi tế xung quanh các sinh vật sống.
Một trong những hiện tượng thú vị nhất của nghiên cứu là hiệu ứng “chiếc lá ma”. Khi cắt đôi một chiếc lá để chụp ảnh hào quang, họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng khu vực nửa chiếc lá bị cắt bỏ vẫn phát ra trường năng lượng giống như một chiếc lá hoàn chỉnh. Ngay cả khi một phần của chiếc lá không có ở đó, nhưng trường năng lượng vi tế vẫn tồn tại như lúc đầu.
Một số giả thuyết nói rằng cái gọi là đau “chân tay ma” có thể là một hiện tượng tương tự. Sau khi cắt cụt chân tay, nhiều người vẫn cảm thấy đau ở vùng đó, ngay cả khi chân tay vật lý không còn nữa. Công nghệ chụp ảnh hào quang Kirlian đã xác thực rằng, vì trường năng lượng vẫn tồn tại nên vẫn cảm thấy những cơn đau.
Mối liên hệ giữa cơ thể và phần bị cắt đi
Tạp chí “Transnational War Veterans Magazine” từng đăng một câu chuyện như sau. Có một ông lão sống ở Jacksonville, Illinois, khi làm việc trong bệnh viện, ông thường cẩn thận quấn chặt phần chân tay bị cắt của bệnh nhân lại rồi đem đi chôn. Ông kể lại rằng, một người mà ông quen biết đã bị đau dữ dội ở phần chi đã bị cắt cụt, cuối cùng phải đào phần bị cắt đó lên, đưa về trạng thái bình thường, sau đó cơn đau cũng biến mất.
Trong cuốn sách “Những ảo giác trong não bộ”, Bác sĩ V. S. Ramachandran viết về một trường hợp chi ảo rất lý thú. Một trong những bệnh nhân của ông đã phải cắt bỏ cánh tay sau tai nạn xe hơi, nhưng vẫn phải chịu đựng sự đau đớn dữ dội ở phần cánh tay đã bị cụt trong nhiều năm. Trong phần lớn thời gian sau phẫu thuật, bệnh nhân này đã phải chịu đựng một cơn đau từ cánh tay đã bị cụt kéo dài từ bàn tay cho đến tận cùi chỏ.
Theo bệnh nhân này, cơn đau dai dẳng bắt đầu vào giây phút cánh tay của anh bị cắt bỏ. Trong thời gian phẫu thuật, anh đã nắm chặt bàn tay, khiến các móng cắm sâu vào lòng bàn tay. Sau khi cánh tay bị cắt bỏ, bệnh nhân này có cảm giác như thể bàn tay đó sẽ mãi mãi bị tê cứng trong trạng thái nắm chặt.
Tìm cách xoa dịu sự đau đớn bí ẩn cho bệnh nhân này, Bác sỹ Ramachandran đã thiết kế một dụng cụ có thể giúp người bệnh liên tưởng tới bàn tay đã bị cụt của mình: một chiếc hộp hình chữ nhật nhỏ có hai hốc để đưa tay vào từ hai bên và một chiếc gương đặt ở giữa chia chiếc hộp thành hai ngăn. Bệnh nhân sẽ đưa bàn tay còn lành lặn vào bên trong hộp, rồi tưởng tượng rằng mình cũng đưa bàn tay đã cụt vào cái lỗ còn lại.
Với hình ảnh phản chiếu của bàn tay lành lặn trong gương, anh ta có thể tưởng tượng rằng bàn tay bị cụt của mình vẫn còn ở đó. Theo cách này, khi bàn tay phản chiếu trong gương vốn biểu thị bàn tay bị cụt dần dần mở ra rất chậm, bệnh nhân sẽ có thể cảm thấy bàn tay vô hình dần dần được nới lỏng, các móng tay không còn cắm sâu vào lòng bàn tay bị cụt nữa.
Những câu chuyện này cho thấy đau “đau chi ma” không phải là ảo giác, cũng không phải do tác động tâm lý, mà là tồn tại một cách chân thực. Người dân ở các quốc gia khác nhau đều hiểu rằng chủ thể và phần thân thể bị mất luôn có mối liên hệ với nhau.
Nhà nhân chủng học James Frazer từng nói: “Những thứ đã từng có tiếp xúc với nhau thì dù có tách rời nhau, chúng vẫn tương tác với nhau ở một khoảng cách xa”.
Nếu điều này là sự thật, thì việc bạn đối đãi với chân, tay hoặc ngón tay bị cắt cụt của mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở Mỹ và Châu Âu, mãi cho đến thế kỷ XIX, trong dân gian vẫn thường cho rằng khi chôn chân hoặc tay bị đứt lìa thì phải chôn thẳng, nếu chôn cong sẽ gây đau đớn cho người bị đứt.
Hội chứng đau chi ma đã làm khơi dậy mối quan tâm về bản chất thật sự của cơ thể, cũng như sự tương tác của nó với tâm trí và môi trường xung quanh. Liệu những bệnh nhân này chỉ đơn thuần gặp trục trặc trong não bộ, hay nó cho thấy một cơ chế nào đó sâu xa hơn? Tương tự như vậy, liệu các nguyên tử hạt nhân trên cơ thể con người có chết sau khi các tế bào bị phân hủy, hay vẫn còn một số tồn tại ở trạng thái quang học không nhận biết được?
Tuệ Tâm (Theo Epoch Times)