Bệnh nhân ung thư có thể sống lâu hơn 4 lần nếu không làm hóa trị
Hóa trị là một trong những phương pháp trị liệu y tế đắt đỏ nhất hiện nay, nhưng liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả không? Nghiên cứu được thực hiện trong hơn 25 năm của Tiến sĩ Hardin B. Jones sẽ trả lời câu hỏi này.
Nhờ các phương tiện truyền thông và tài liệu như tuyển tập “Sự thật về ung thư”, ngày càng nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi không chỉ về hiệu quả của hóa trị, mà còn nghi ngờ nó có thể gây hại cho sức khỏe. Có thể bạn không tin nhưng nghi vấn này có lẽ đã được trả lời từ hơn 40 năm trước. Có một nghiên cứu gây sốc đáng lẽ đã khiến việc thử nghiệm hóa trị chấm dứt sau khi được công bố.
Đó là nghiên cứu được thực hiện trong hơn 25 năm của Tiến sĩ Hardin B. Jones, cựu giáo sư vật lý và sinh lý y khoa tại Berkeley, California. Nghiên cứu kết luận rằng, các phương pháp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật không những không hiệu quả và không thể kéo dài tuổi thọ bệnh nhân, mà nhiều trường hợp, bệnh nhân ung thư được hóa trị còn qua đời sớm hơn nhiều so với những người không đồng ý điều trị. Bệnh nhân được hóa trị cũng trải qua cái chết đau đớn hơn nhiều.
Tiến sĩ Jones cho biết trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học New York: “Những người từ chối điều trị sống được trung bình 12 năm rưỡi, lâu hơn so với những người đang được hóa trị”. Năm 1969, ông đã trình bày nghiên cứu của mình tại Hội thảo Tác giả Khoa học của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, và những phát hiện khó tin của ông vẫn còn để lại dư chấn trong giới điều trị ung thư cho đến nay.
Hóa trị không hiệu quả như ta nghĩ
Khi hóa trị, các tế bào khỏe mạnh bị giết chết sớm hơn các tế bào ung thư, khiến cơ thể suy yếu và mất khả năng phòng chống bệnh tật. Cộng với tác dụng phụ của các độc tố hóa trị, cơ thể sẽ dần mất đi hệ thống miễn dịch có tác dụng tự chữa lành và níu kéo sự sống.
Jones chia sẻ với MIDNIGHT: “Không phải ung thư giết chết bệnh nhân, mà chính sự suy nhược của hệ thống miễn dịch đã dần dẫn đến cái chết”.
Hai vợ chồng ông đã cân nhắc về những gì họ sẽ làm nếu phát hiện bị ung thư và cả hai đều đồng ý rằng họ sẽ tránh các phương pháp điều trị thông dụng. Thay vào đó, họ sẽ làm những gì có thể để giữ cho cơ thể khỏe mạnh nhất.
>>> 5 lý do tại sao “y học” hiện đại là thất bại lớn nhất trong thời đại chúng ta
Nghiên cứu của Tiến sĩ Jones về phương pháp điều trị bằng vitamin
Nghiên cứu của Tiến sĩ Jones cho thấy phương pháp điều trị bằng dinh dưỡng có tiềm năng khá lớn. Các bác sĩ A. Hoffer và Linus Pauling đã phân tích và báo cáo về nhiều nghiên cứu của Tiến sĩ Jones:
Những phát hiện cho thấy, trung bình các bệnh nhân ung thư điều trị theo chế độ cung cấp vitamin và khoáng chất có thời gian sống lâu gấp 4 lần so với những bệnh nhân không điều trị theo phương pháp này. Họ kết luận rằng, tất cả bệnh nhân ung thư cần phải bắt đầu thực hiện phương pháp này càng sớm càng tốt.
Đối với những người muốn ngăn ngừa ung thư, phương pháp này cũng sẽ có ích nhưng chỉ nên thực hiện với liều lượng thấp hơn.
Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp trị liệu của Tiến sĩ Jones thì hàng ngày nên uống 12g vitamin C, vitamin B3, B6 và các vitamin B khác, axit folic, vitamin E, beta carotene, selen, kẽm và đôi khi có thể là các khoáng chất khác. Cũng lưu ý rằng không phải các chất đều có tác dụng như nhau, mà vitamin và khoáng chất tự nhiên hầu như luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân cần phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tinh thần.
>>> Giáo sư Đức: “Vì sao con người hiện đại không thể thiếu Đông y?”
>>> Tiến sĩ Trung Y cho rằng, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự phục hồi bằng lối sống thuận theo tạo hóa
Các kết luận khác của Tiến sĩ Jones về ung thư
Năm 1969, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã xuất bản bài thuyết trình nói trên của Tiến sĩ Jones. Sinh học ung thư là một trong những chủ đề nghiên cứu chính của Tiến sĩ Jones và cũng là chủ đề của bài thuyết trình này.
“Báo cáo về ung thư” đã đưa ra những kết luận phân tích quá trình nghiên cứu của ông như sau:
– Các chất gây ung thư và bệnh ung thư có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
– Tiến sĩ Jones nói rằng con người càng tiếp xúc nhiều với chất gây ung thư, nguy cơ mắc ung thư càng cao.
– Các chất gây ung thư khác nhau có tác động và khung thời gian phát tác khác nhau, nhưng liều lượng chất gây ung thư càng mạnh thì thời gian để ung thư phát tác càng ngắn. Ngày nay, trong thực phẩm, không khí và nước tồn tại rất nhiều chất gây ung thư, do đó, không có gì lạ khi tỷ lệ ung thư ngày càng tăng.
Dữ liệu về những ca sống sót sau phẫu thuật và xạ trị là chủ quan và còn nhiều sai sót. Tiến sĩ Jones cung cấp nhiều ví dụ về các sai sót trong dữ liệu nói trên khi so sánh tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân trải qua phẫu thuật và/hoặc xạ trị so với những người không được điều trị. Hầu hết các nghiên cứu ông đã xem qua đều không tính đến số bệnh nhân đã tử vong trước khi hoàn thành điều trị.
Cái chết của họ đã không có trong bộ dữ liệu vì bị “từ chối” đưa vào. Để xác định hai nhóm được điều trị và không được điều trị, nhóm được điều trị phải hoàn tất quá trình điều trị mới được tính trong nghiên cứu. Nghiên cứu này xem xét liệu bệnh nhân có sống sót sau khi kết thúc phẫu thuật hoặc điều trị bằng máy móc hay không. Và khi chết trên bàn mổ hoặc điều trị bằng máy móc thì không “đáp ứng các tiêu chí” trong nhóm “được điều trị” nên bị bỏ qua.
Tiến sĩ Jones nói, nghiên cứu càng dài và càng có nhiều bước, thì càng có nhiều lỗi.
* Các danh mục tài liệu của Tiến sĩ Jones (viết trong khoảng 41 năm) luôn có trực tuyến tại Thư viện Bancroft ở Berkeley, bang California do đó bất kỳ ai muốn kiểm chứng thông tin đều có thể đến đó tìm hiểu thêm.
Hiệu quả của hóa trị có thay đổi không?
Cũng có nhiều người trải qua phương pháp điều trị hóa trị và sống sót, song tất nhiên có lẽ số người sống sót một cách tự nhiên còn nhiều hơn như vậy nhưng lại không được tính. Và với chế độ dinh dưỡng phù hợp, được nâng đỡ tinh thần, cộng với ý chí, cũng như các yếu tố khác, người ta thực sự có thể sống và lành bệnh sau hóa trị. Đồng nghĩa với việc, các nghiên cứu quan trọng gần đây đã không hoàn toàn lấy hóa trị làm chủ đạo.
Mặc dù một số người bảo vệ phương pháp này vì “những tiến bộ gần đây”, nhưng tỷ lệ sống sót sau điều trị vẫn rất đáng ngờ, nếu không muốn nói là khá ảm đạm so với phương pháp điều trị tự nhiên và toàn diện được tiến hành tại các phòng khám chuyên khoa và tại nhà bệnh nhân.
Theo nghiên cứu lớn được Khoa Xạ trị Ung thư tại Trung tâm Ung thư Bắc Sydney thực hiện, được công bố trên tạp chí Clinical Oncology tháng 12/2004, tác động thực sự của hóa trị đối với sự sống của người Mỹ là 2,1% và chỉ kéo dài sự sống trong 5 năm. Và đó cũng không phải là “tỷ lệ sống chính xác”.
Phương pháp hóa trị tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và tác dụng phụ nguy hiểm. Đã đến lúc người ta nên cân nhắc thật kỹ càng các mặt lợi và hại trước khi mạo hiểm tiếp nhận phương pháp này.
Bảo San, theo HAF