Báu vật Hoàng gia của Hà Lan là phát minh “học lỏm” từ Trung Quốc?

14/01/17, 10:45 Tri thức

Người ta tin rằng, tại Hà Lan có một loại sản phẩm mà người dân tôn vinh như báu vật Hoàng gia là một phát minh đến từ Trung Quốc.

Người dân hà Lan xem Royal Delft Blue như một báu vật Hoàng gia. (Ảnh: Vision Times China)

Nhắc đến Hà Lan, chắc chắn nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những cánh đồng hoa tulip bạt ngàn, những chiếc cối xay gió khổng lồ hoặc hình ảnh “cơn lốc màu da cam” trong bóng đá. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết rằng đất nước này còn có một niềm tự hào nữa, đó là dòng gốm Delft Blue.

Với màu mực xanh tương tự như các loại gốm sứ Trung Quốc nhập khẩu sang châu Âu những năm 1600. Delft Blue hay còn được gọi là Delftware với màu sắc xanh và trắng làm chủ đạo.

Tên gọi “Delft” của dòng gốm này được lấy từ tên một thành phố ở phía Nam Hà Lan – nơi sản sinh ra những sản phẩm đất nung truyền thống tinh xảo vào khoảng hơn 500 năm trước.

Delft, một thị trấn nhỏ ở Hà Lan gần Thủ đô The Hague, cũng là quê hương của nghệ nhân – thợ gốm người Hà Lan, Johannes Veermeer. Đây là một thị trấn yên bình với những kiến trúc nghệ thuật tinh tế. Nằm giữa kiến trúc phục hưng thời Trung cổ và kênh đào, nơi đây là điểm thu hút khách du lịch rất phổ biến. Hầu hết các cửa hàng quà tặng ở Delft đều bán Delftware. Tuy nhiên, Royal Delft Blue được công nhận là tiêu chuẩn vàng cho tất cả những các loại gốm Delft.

Châu Âu thời trung cổ, chỉ có người giàu mới đủ khả năng mua đồ sứ Trung Quốc. Sau này, ngoài những quan lại trong Hoàng tộc, nhiều người dân cũng có nhu cầu sử dụng mặt hàng này. Nhận thấy nhu cầu tăng cao mà nguồn hàng lại khan hiếm, Johannes Veermeer, đã cố gắng nghiên cứu tạo ra những sản phẩm giống với gốm sứ được nhập khẩu từ Trung Quốc trong thế kỷ 16 và 17.

Thật thú vị khi biết rằng Delft Blue có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đồ gốm châu Âu được sản xuất từ thế kỷ 18, thật sự là một phát minh hợp pháp theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, rõ ràng nó bắt chước kỹ thuật, hình dạng, và thiết kế (bao gồm cây, hoa, chim và các họa tiết truyền thống Trung Hoa khác) của gốm sứ Trung Quốc, đặc biệt là màu xanh và màu trắng.

Ông Veermeer đã thu được một nguồn lợi đáng kể từ hoàng gia Hà Lan và châu Âu sau khi chế tạo thành công gốm Delft. Sau này, ông được giao nhiệm vụ tạo ra hàng loạt các giá kê chai rượu vang cho Hoàng gia Hà Lan làm quà tặng.

Ngày nay, Gốm Delft được coi như một kho báu quốc gia ở Hà Lan và được người Hà Lan sử dụng rộng rãi.

Công đoạn làm gốm

Chọn đất: Đất sét được sử dụng là đất sét trắng, nhập khẩu từ Đức, Westerwald, Anh, Cornwall là một loại đất sét của Hà Lan, nhưng sau khi nung sẽ cho màu đỏ hoặc vàng.
Đổ khuôn: Trộn đất sét với nước thành dạng mềm rồi đổ vào khuôn. Khuôn được làm từ thạch cao của Pháp, xốp và có khả năng hút nước dư thừa từ đất sét, đảm bảo đất sét không quá nhão hoặc quá khô.
Các cạnh được cắt bằng một con dao và làm mịn bằng một miếng bọt biển ẩm ướt. Mặt hàng được sấy khô trong ba ngày trước khi chúng được đặt vào một lò nước nóng điện.
Thời gian nung là 8 giờ ở nhiệt độ lên đến 1.040 độ C. Sau đó, sản phẩm được đưa đi làm mát trong vòng 24 giờ.
Để có được màu xanh trứ xanh của gốm Delft, người nghệ nhân sẽ sử dụng một lớp sơn màu đen mà cuối cùng nó sẽ chuyển sang màu xanh dương ở đợt nung thứ 2.

 

Sau khi sản phẩm đã được trang trí xong, người ta sẽ nung sơ với nhiệt độ không cao rồi tráng men sau hoặc có thể nhúng men không cần nung trước. Người ta sẽ dội men hoặc phun men đối với các sản phẩm có kích cỡ lớn, với các sản phẩm nhỏ hơn người ta có thể dùng phương pháp nhúng men.
Sản phẩm được đem đi trưng bày.

Theo Vision Times

 

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x