Bất kể môi trường khắc nghiệt, 2 loài cây này vẫn bám trụ và sống tốt ở Nam Cực

12/08/17, 16:35 Tri thức

Dù có điều kiện tự nhiên cực kỳ khắc nghiệt, dường như không phù hợp cho bất kỳ loài cây nào sinh sống, nhưng ở vùng đất cực Nam của Trái đất vẫn có 2 loài thực vật có hoa vươn lên sống bằng mọi giá.

Antarctic Hair Gress ( Deschampsia antarctica)
Đây là 2 loài thực vật có hoa duy nhất sống được ở vùng cực Nam của Trái đất. (Ảnh: Oceanwide Expeditions)

Khí hậu ở Nam Cực dường như không phù hợp cho bất kỳ loài cây nào sinh sống. Nhiệt độ cực kỳ lạnh, thiếu độ ẩm và ánh sáng Mặt trời, lượng dinh dưỡng trong đất nghèo nàn, giai đoạn sinh trưởng ngắn, tất cả yếu tố đó cản trở hầu hết các loài thực vật sinh sôi trong hệ sinh thái cằn cỗi này.

Tuy vậy, vẫn có một số thực vật đã phát triển và thích nghi đặc biệt để sống trong điều kiện đó và sinh trưởng mạnh mẽ tại nơi không một loài nào khác dám xuất hiện. Đó có thể không phải là một khu vườn với nhiều loài hoa đầy màu sắc, nhưng nếu quan sát gần mặt đất, bạn sẽ thấy một thế giới thực vật rất đặc biệt.

Làm thế nào những cây này đến được Nam Cực?

Khoảng 200 triệu năm trước, Nam Cực từng thuộc về siêu lục địa tên là Gondwana, bao gồm Úc, Châu Phi, Ấn Độ và Nam Mỹ. Tại đây, hàng ngàn loài thực vật đã phát triển mạnh mẽ trong hàng triệu năm. Khi châu lục này bắt đầu tách ra vào khoảng 145 – 66 triệu năm trước, Nam Cực đã trôi dạt về phía cực Nam của Trái đất.

Hầu hết thực vật vẫn có thể sống sót và tiếp tục sinh sôi trong suốt thời gian lục địa này di chuyển. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, thời tiết trở nên rất lạnh, khô và không thích hợp để duy trì hầu hết các dạng sống. Những tàn tích hóa thạch của các loài thực vật như Southern Beech ngày nay vẫn có thể được tìm thấy ở bán đảo Nam Cực, chúng giống như nhân chứng của một câu chuyện thú vị về vùng đất đã từng được phủ đầy màu xanh tươi tốt.

Mặc dù Nam Cực là một nơi hoang vắng, lạnh giá và hanh khô, nhưng sự sống vẫn luôn tìm ra cách. Hiện tại, chỉ có 2 loài thực vật có hoa được tìm thấy trên lục địa này.

Cỏ tóc Nam Cực (Deschampsia antarctica) mọc chủ yếu ở bán đảo Nam Cực thành các cụm nhỏ, tập trung khắp các khu vực có đá. Những bụi cỏ này thường thấy giữa các đàn chim cánh cụt, và có thể chịu được sự xáo trộn lớn mà không bị tàn úa.

Kết quả hình ảnh cho Antarctic hair grass
Cỏ tóc Nam Cực. (Ảnh: npolar.no)

Trong suốt giai đoạn sinh tồn ngắn ngủi vào mùa hè, chúng phải chịu đựng sự bất cẩn của đàn voi biển, những cơn gió lớn và nhiều tấn phân chim cánh cụt. Tuy nhiên chúng vẫn có thể bám trụ vững chắc.

Hệ thống rễ sâu và phức tạp giữ cho loài cây này bám tốt trong môi trường sống khắc nghiệt cũng như giúp chúng dễ dàng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất. Vào mùa đông, cỏ tóc sẽ mất đi những chiếc lá dài, mảnh mai và chúng vẫn có thể chịu được nhiệt độ đóng băng mà không bị chết.

Cỏ trân châu (Colobanthus quitensis) chỉ có thể mọc cao khoảng 5 cm. Không giống như cỏ tóc, cỏ trân châu có hoa nhỏ màu vàng. Cỏ này thường được tìm thấy ở các khu vực đá ven biển.

Vì không có ruồi, ong hay bất kỳ loài chim nào giúp chúng trong quá trình thụ phấn, nên cả 2 loại cây này đều dựa vào gió để thụ phấn cho mình. Ở đây không thiếu gió vào mùa hè, nên khiến cho quá trình sinh sôi của chúng cực kỳ đơn giản.

Thêm vào đó, cả 2 loài thực vật này đều là loài tự thụ phấn, vậy nên tất cả những gì chúng cần là gió mang phấn hoa từ một bông hoa nhỏ sang những bông bên cạnh trên cùng một cây.

Cỏ trân châu. (Ảnh: oceanwide-expeditions.com)

Đây dường như là sự thay đổi để thích ứng với khí hậu khắc nghiệt và khi các cây ở cách xa nhau. Với sự gia tăng nhiệt độ trên khắp bán đảo do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, cả hai loại cây này đều đang mở rộng đáng kể phạm vi sinh trưởng của chúng.

Cỏ tóc và cỏ chân trâu ở Nam Cực là thành viên của một nhóm gọi là ‘thực vật có mạch’, nghĩa là chúng chứa các cấu trúc mạch phức tạp vận chuyển các chất dinh dưỡng trên lá, cành và rễ.

Một điểm thú vị nữa ở 2 loài cỏ đặc biệt này là gần đây, các nhà khoa học Chile đã phát hiện chúng chứa các thành phần kháng các bức xạ Mặt trời cực mạnh. Tác dụng này được kỳ vọng có thể sử dụng làm kem chống nắng để bảo vệ làn da con người.

Theo một bài báo trên Reuters, các chuyên gia của Đại học Santiago đã phát hiện cỏ trân châu và cỏ tóc Nam Cực có khả năng chịu được bức xạ cực tím ở cường độ rất cao.

Các loài cỏ này có một số tế bào hoạt động như bộ lọc giúp bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương trước các bức xạ Mặt trời, nhà nghiên cứu Gustavo Zuniga cho biết.

Ông còn tiết lộ Đại học San Diego đang tìm kiếm đối tác kinh doanh để thương mại hóa công dụng của loài cỏ này.

Ông cũng cho biết họ có thể sẽ phát triển một loại kem chống nắng tự nhiên chứa các thành phần tương tự để bảo vệ làn da con người trước tia bức xạ Mặt trời.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x