Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu dội gáo nước lạnh lên câu chuyện ưu thế Trung Quốc
Hãy lặp đi lặp lại câu này: “Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới”. Phải có một ai đó đã đem những lời này đến phố Wall và phương tiện truyền thông chính thống vào đầu thập kỷ này, tức thì sẽ có vài người tin theo.
Sự thật của vấn đề là này là, ngay cả khi bạn có dân số gấp bốn lần, bạn phải mang đến một giá trị nào đó hơn là chỉ xây dựng mọi thứ và ăn cắp công nghệ: Bạn phải cạnh tranh. Trước đây, Trung Quốc cạnh tranh khá tốt vì tiền tệ rẻ, nhân công rẻ và đất đai rẻ. Không gì hơn. Bây giờ, nó cần phải đổi mới để tiếp tục tiến lên phía trước.
Quản lý quỹ tự bảo hiểm rủi ro Hoa Kỳ là Jim Chanos, Chủ tịch công ty Kynikos Associates từ lâu đã nghi ngờ về khả năng thực hiện điều đó của Trung Quốc: “Chúng tôi vẫn đang chờ đợi điều này từ Trung Quốc“, ông nói.
Trong khi những lời nói của Chanos gây ra một số ảnh hưởng, hiện tại chúng tôi đã có bằng chứng khoa học chứng minh sự nhảy vọt của Trung Quốc đơn giản là không xảy ra.
“Đối mặt với việc tăng chi phí sản xuất, già hóa dân số và giảm nguồn vốn đầu tư trong ba thập kỷ qua, giờ đây Trung Quốc cần phải cải tiến đến một mô hình mới nơi mà năng suất đạt được dựa vào sự đổi mới và nhu cầu tiêu thụ trong nước“, Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhấn mạnh trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu trong năm 2015.
Trên thực tế, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc xếp vị trí thứ 28, so với vị trí thứ 3 của Hoa Kỳ.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới so sánh khả năng cạnh tranh của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên 12 tiêu chí. Hoa Kỳ thắng 9 tiêu chí. (Diễn đàn kinh tế thế giới)
Các yếu tố quan trọng để cạnh tranh thông qua sự đổi mới trong 12 tiêu chí (và bảng xếp hạng tương ứng) như sau:
Giáo dục và Đào tạo (Trung Quốc 68/ Hoa Kỳ 6)
Phát triển Công nghệ (Trung Quốc 74/ Hoa Kỳ 17)
Trình độ phát triển doanh nghiệp (Trung Quốc 38/ Hoa Kỳ 4)
Năng lực đổi mới tự thân (Trung Quốc 31/ Hoa Kỳ 4)
Ngay cả nếu chúng ta nhìn vào một số các chỉ số mà Trung Quốc dẫn trước, chúng ta cũng không thấy khả quan gì lắm:
Độ lớn thị trường (Trung Quốc 1/Hoa Kỳ 2)
Y tế và Giáo dục Tiểu học (Trung Quốc 44/Hoa Kỳ 46)
Môi trường kinh tế vĩ mô (Trung Quốc 8/Hoa Kỳ 96)
Trong khi không có sự khác biệt trên thực tế giữa hai nước về hàng hóa tương ứng và thị trường dịch vụ, khá lúng túng khi Hoa Kỳ được xếp hạng rất thấp trong y tế và giáo dục tiểu học.
Tuy nhiên, khi nói đến môi trường kinh tế vĩ mô, Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu chỉ ghi một vài con số bề mặt mà không thực sự hiểu nền kinh tế Trung Quốc hoạt động thế nào.
Nhiều yếu tố quyết định chỉ số này phụ thuộc vào chi tiêu của chính phủ và nợ quốc gia. Tất nhiên, Hoa Kỳ một kẻ hào phóng đến hoang phí và nợ rất nhiều, không cần bàn cãi gì về điều đó.
Trung Quốc, trên bề mặt là không, nhưng chỉ vì các công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc và những món nợ ngập đầu của chúng không được tính là nợ của chính phủ. Điều này cũng tương tự đối với các khoản nợ của chính quyền địa phương (khoảng 25 phần trăm GDP) hay nợ của hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát (khoảng 300 phần trăm GDP).
Trung Quốc cũng đứng ở vị trí thứ 3 với 48,9% GDP trong tổng ngạch tiết kiệm quốc gia. Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt của bảng cân đối. Mặt còn lại là các chi tiêu đầu tư lãng phí đang ứ đọng như núi.
Vì vậy sau khi Epoch Times điều chỉnh, những công bố giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là: Hoa Kỳ thắng 10 chỉ số và 2 chỉ số hòa. Hay theo những lời của Jim Chanos là: Chúng tôi vẫn đang chờ đợi, Trung Quốc.
Với những chỉ số tốt, đây là top 10 nền kinh tế hàng đầu:
Diễn đàn kinh tế thế giới.
Thanh Phong dịch từ The Epoch Times