Báo Anh: Việt-Nhật liên kết ứng phó với Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự
(GDVN) – Việt Nam đã nhận được tàu ngầm Kilo thứ ba, máy bay săn ngầm, số lượng tàu của Cảnh sát biển Việt Nam hầu như tăng gấp đôi trong 5 năm qua, đạt 68 chiếc.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 22 tháng 3 đăng bài viết tuyên truyền và có tính suy diễn với nhan đề: “Jane’s: Chi tiêu quân sự Trung Quốc tăng gấp 4 lần trong 15 năm qua, Nhật-Việt liên kết ứng phó”. Bài viết dẫn trang mạng “Philippine Daily Inquirer” ngày 20 tháng 3 đưa tin, nhiều quốc gia châu Á bắt đầu tăng cường quân bị, đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có ở khu vực có dân số đông nhất thế giới này, chi tiêu quốc phòng của các nước không ngừng tăng lên, hiện nay, kim ngạch nhập khẩu quân bị của các nước châu Á chiếm một nửa tổng lượng thế giới. Theo tờ “Jane’s Defense Weekly”, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng ổn định chi tiêu quân sự duy nhất trên thế giới từ năm 2008 đến nay. Trung Quốc là quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất khu vực châu Á, đã tăng trưởng gấp 4 lần so với năm 2000. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc chỉ thấp hơn Mỹ, ngân sách quốc phòng năm 2015 của họ tăng trưởng 10% so với năm 2014. Trong vài chục năm qua, cùng với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, ngân sách quốc phòng luôn duy trì tăng tốc hai con số.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc vượt xa các nước láng giềng châu Á-Thái Bình Dương Nhật Bản tồn tại tranh chấp trong vấn đề đảo Senkaku với Trung Quốc, đang tìm cách mở rộng chi tiêu quốc phòng đến 48 tỷ USD. Ấn Độ cũng tồn tại tranh chấp biên giới với Trung Quốc, có kế hoạch từ ngày 1 tháng 4 năm tài khóa này, tăng chi tiêu quân sự từ 35 tỷ USD lên 40 tỷ USD, mức tăng đạt 11%. Đồng thời, một số nước nhỏ như Philippines và Việt Nam cũng phát hiện mình bị kéo vào cuộc chạy đua vũ trang điên cuồng này, không thể không gia tăng đầu tư chi tiêu quốc phòng. Biên đội tàu ngầm Trung Quốc gây chú ý Hãng tin AP Mỹ dẫn nhà phân tích địa-chính trị hàng đầu Robert D. Kaplan của Công ty nghiên cứu tính báo Stratfor Mỹ cho rằng: “Nếu Trung Quốc có năng lực tự do hành động ở vùng biển tiếp giáp và tranh được quyền kiểm soát lớn hơn thì họ sẽ trở thành nước lớn về biển thực sự”.
Theo hãng tin AP, điều gây chú ý nhất là biên đội tàu ngầm của Trung Quốc, lực lượng này sẽ đuổi kịp Mỹ vào năm 2020 với số lượng tàu ngầm là 78 chiếc. Khi đó, sẽ có rất nhiều tàu ngầm của Trung Quốc triển khai ở căn cứ ngầm khổng lồ tại đảo Hải Nam. Các nước trong khu vực ra sức mua sắm tàu ngầm Gần đây, Việt Nam ngoài tiếp nhận tàu ngầm lớp Kilo thứ ba từ Nga, còn tiếp nhận máy bay tuần tra trên biển có thể theo dõi tàu ngầm. Nga là quốc gia xuất khẩu quân bị lớn nhất đối với châu Á, Mỹ theo sát phía sau, kế tiếp là các nước châu Âu như Hà Lan. Nhật Bản, quốc gia sở hữu lực lượng trên biển tiên tiến nhất châu Á, cũng đang sử dụng tàu ngầm hiện đại hơn để thay thế biên đội hiện có. Hàn Quốc đã mua tàu ngầm tấn công cỡ lớn hơn, Ấn Độ có kế hoạch chế tạo 6 tàu ngầm mới. Philippines là một trong những quốc gia nhỏ yếu nhất về sức mạnh quân sự của khu vực này, nhưng cũng đang tăng cường đầu tư trong các chương trình như máy bay tuần tra trên biển, tàu hộ vệ tên lửa và có kế hoạch mua sắm tàu ngầm trong tương lai. Sau 20 năm, Manila thông qua “Thỏa thuận hợp tác phòng thủ tăng cường”, tiếp tục cho Quân đội Mỹ triển khai ở các căn cứ quân sự của họ.
“Philippines đang gia tăng mức độ đầu tư trên phương diện hiện đại hóa quân sự” – nhà phân tích quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương Jon Grevatt của tờ Jane’s nói. Theo Jon Grevatt: “Nhiều năm qua, kinh tế Philippines luôn tăng trưởng, nhưng mãi chưa thể đáp ứng được nhu cầu về hiện đại hóa quân sự”. Các nước châu Á-Thái Bình Dương tăng cường hợp tác quốc phòng Nhật Bản đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam và Philippines, cung cấp viện trợ trong chương trình tàu tuần tra trên biển mà Hà Nội và Manila rất thiếu hụt. Tháng 6 năm 2014, Nhật Bản đồng ý tặng 6 tàu cảnh sát biển cho Việt Nam, trước đó đã cam kết tặng 10 chiếc cho Philippines. Trong 5 năm qua, số lượng tàu của Cảnh sát biển Việt Nam hầu như tăng gấp đôi, đạt 68 chiếc. Tàu cảnh sát biển chủ yếu của Nhật Bản mở rộng đến 41 chiếc, toàn bộ tàu chiến lên tới 389 chiếc. Theo tờ “Nhà ngoại giao”, Malaysia đang có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng 10% trong năm 2015, lên đến 5,4 tỷ USD. Một phần tăng trưởng vốn quốc phòng sẽ dùng để tăng cường xây dựng Hải quân hoàng gia Malaysia, bao gồm bố trí lại máy bay chiến đấu hạng nhẹ trên đảo Labuan. Căn cứ vào “nguyên tắc trường hợp đặc biệt” đạt được giữa Mỹ và Malaysia, đường băng máy bay của đảo Labuan cũng có thể thích hợp cho máy bay trinh sát trên biển P-8 Poseidon Hải quân Mỹ triển khai. Theo báo cáo thường niên về năng lực quân sự toàn cầu và kinh tế quốc phòng do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) Anh công bố, chi tiêu quân sự năm 2014 của Mỹ cao tới 581 tỷ USD, hầu như tương đương với tổng số chi tiêu quân sự của các nước khác.
|
Theo Báo Giáo dục Việt Nam