Báo Anh: Ẩm thực đường phố Việt Nam là “một biểu hiện của sự lạc hậu”

07/08/15, 06:30 Tin Tổng Hợp

Bài viết được đăng tải gần đây trên tờ The Guardian khiến độc giả có góc nhìn mới về ẩm thực đường phố và những gánh hàng rong ở Việt Nam.

Bao lâu nay ẩm thực đường phố ở Việt Nam vẫn rất nổi tiếng với các du khách, nhưng sự thật là hầu hết những người đang kiếm sống bằng cách này này lại đang buôn bán bất hợp pháp.

Sức sống mạnh mẽ

Suốt 30 năm qua, bà Trang, một người buôn bán nhỏ tại TP HCM luôn phải nghĩ đến bữa trưa khi mới 6h sáng, bởi thu nhập của gia đình bà phụ thuộc rất lớn vào quầy gà chiên muối ớt – và món ăn này của bà rất được ưa chuộng trong bữa trưa của nhiều người tại Quận 3, TP HCM. Ngoài ra, trong quầy hàng của bà còn đến 15 món khác nhau như cháo, súp thịt, trà chanh… Quầy hàng của bà nằm ngay trên vỉa hè, một buổi trưa bán khoảng 150 suất ăn với giá 30.000 đồng/suất.

Quầy hàng của bà Trang chỉ là một trong vô số những quầy ăn uống vỉa hè ở Việt Nam. Tại TP HCM, có khoảng 11% lực lượng lao động đang kiếm ăn bằng cách này. Tuy vậy, chính quyền thành phố vẫn xem việc bán đồ ăn vỉa hè là trái pháp luật. Theo báo cáo gửi Văn phòng Lao động Quốc tế, hiện Việt Nam có khoảng 78% người dân đang kiếm ăn một cách “không chính thức” như thế này.

Một gánh hàng rong trên đường phố TP HCM

Mặc dù gặp vài vấn đề với luật pháp, nhưng đồ ăn vỉa hè ở Việt Nam từ lâu đã được xem là một phần của văn hóa ẩm thực, nó còn vươn đến nhiều thành phố lớn trên khắp thế giới và rất được ưa chuộng. Đặc biệt, các khách du lịch phương Tây rất ngưỡng mộ những món ăn được giới thiệu trên các blog cá nhân và video.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc các nhà hàng sang trọng và các quán ăn đặt trong các trung tâm mua sắm với điều hòa nhiệt độ và salon êm ái đang lép vế trước các đồ ăn đường phố cho thấy sự yếu kém trong khâu quản lý kinh tế. Theo Lisa Barthelmes – nghiên cứu sinh tại Viện Xã hội học Max Planck của Đức – đang nghiên cứu về các ngành kinh tế phi chính thức tại Việt Nam trong giai đoạn “Đổi mới” (từ giữa thập niên 80) đã chỉ ra rằng các hàng quán vỉa hè là “một biểu hiện của sự lạc hậu”.

Nhưng sau 30 năm, ngành công nghiệp thực phẩm phi chính thức này vẫn phát triển mạnh mẽ trên các vỉa hè ở TP HCM. Và mặc dù bị xem là ngành kinh doanh trái phép, nhưng các hàng quán vỉa hè vẫn không bị chính quyền xử phạt, và đấy là lý do vì sao nó vẫn tồn tại đến ngày nay.

Phân cấp rõ ràng

Nhìn chung, các quán ăn vỉa hè được chia làm ba tầng:

Tầng thấp nhất là những gánh hàng rong đi quanh thành phố và chỉ bán duy nhất một món ăn. Nhìn chung, những gánh hàng này đều là của những người di cư ra thành phố và chật vật kiếm sống với thu nhập ít ỏi.

Tầng thứ hai là nhóm các quầy không có cửa hàng cố định như của gia đình bà Trang, nhưng họ thường bán tại một địa điểm nào đó và phục vụ nhiều món. Phổ biến nhất là những quán ăn vỉa hè do những người đã sinh sống lâu năm ở thành phố mở ra. Họ thường phải trả tiền để được sử dụng mặt bằng.

Tầng thứ ba là nhóm các cửa hàng đàng hoàng, có thể bán nhiều loại đồ ăn khác nhau. Chủ yếu những cửa hàng kiểu này là do người dân sống lâu năm tận dụng để buôn bán.

Thông thường thu nhập của các hộ gia đình ở tầng thứ hai ở trên mức chuẩn quốc gia. Sau khi trừ các loại chi phí, họ có thể thu về mỗi ngày trên dưới 2 triệu đồng – vượt xa mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam.

Một quán hàng rong thuộc tầng thứ hai (Ảnh: VnExpress)

Ngoài ra, cũng có những trường hợp khá đặc biệt như quầy bánh tráng cuộn tại vỉa hè đường Cô Giang, Q.1, Tp. HCM. Mặc dù chỉ bán một loại đồ ăn và thu nhập chỉ vào khoảng 500.000 đồng/ngày, thấp hơn rất nhiều so với những người thuộc “Tầng thứ nhất”, tuy nhiên việc có nơi mở quán cố định giúp quán này ít phải chịu rủi ro hơn, và chính điều đó khiến quầy hàng này trở thành một điều “xa xỉ” với những người thuộc tầng thứ nhất.

“Con tôi sẽ không có tương lai nếu nối nghiệp tôi.”

Mặc dù có thể đem lại nguồn thu khá cao, nhưng theo những người chuyên kiếm ăn trên vỉa hè Tp. HCM, thực tế họ không có nền tảng văn hóa tốt, bởi vậy không thể tìm được một công việc trong một ngành kinh tế chính thức. Và họ cũng không khuyến khích con cái mình nối nghiệp.

Chị Lê – một người bán hàng vỉa hè lâu năm ở thành phố, cho biết chị không hề biết chữ, vì vậy không hề nghĩ đến việc chuyển hướng mưu sinh. Nhưng khi được hỏi về tương lai của cậu con trai thường xuyên đến giúp bán quán sau giờ học, cô tỏ ra kiên quyết:

“Thằng bé sẽ không có tương lai nếu đi theo nghề này.”

Thanh Thanh (Theo The Guardian)

Theo Tin Nhanh

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x