Bạn có thực sự tin Chúa tồn tại?
Bạn có thể tự hào khi theo đuổi một tín ngưỡng nào đó, bạn không ngừng nói cho người khác biết về sự kì diệu của Thiên Chúa và Thần Phật, nhưng bạn có thật sự tin vào sự tồn tại của họ?
Hôm nay ra phố, tôi đã gặp một cụ bà sống cùng phố.
Vì tuần tới là lễ Phục Sinh nên chúng tôi cũng rất tự nhiên mà bàn chuyện liên quan đến Đức Giê-su và tín ngưỡng. Tôi hỏi bà cụ rằng bà có phải là tín đồ Cơ Đốc giáo hay không, bà gật đầu trả lời phải.
Sau khi nói xong, bà ấy lại cười cười, nói thêm vào “Cứ coi là vậy đi“. Tôi rất lấy làm khó hiểu, có phải tín đồ Cơ Đốc giáo hay không, điều này cần có sự nhận thức rõ ràng. Nếu như nói rằng “cứ coi là vậy đi“, vậy thì rốt cuộc có phải hay không?
Bà cụ giải thích thêm rằng bà thật ra cũng chẳng biết nói thế nào cả. Bà cũng đã xem qua Kinh Thánh vài lần rồi, cũng thường hay đi nhà thờ cùng với gia đình, nhưng chỉ giới hạn như vậy thôi.
Khi nghe thấy câu “chẳng biết nói thế nào“, tôi lại bất chợt tự hỏi, tại sao bà ấy đối với thân phận tín đồ Cơ Đốc giáo của mình lại không dám khẳng định như vậy. Liệu có phải là do bà ấy không biết được rốt cuộc có Thần Phật tồn tại hay không, và những gì được viết trên sách không biết có thật hay không.
Cái câu “Chẳng biết nói sao nữa’ xem ra dường như rất có đạo lí, những gì chưa tận mắt chứng kiến, vậy nên không tin. Tuy nhiên, cũng chính thái độ này đã cản trở con đường tìm kiếm chân lí của chúng ta.
Lịch sử đã trôi qua mấy nghìn năm rồi, chẳng ai có thể tái hiện lại tình cảnh lúc bấy giờ được. Vậy nếu cứ theo lô-gic “chẳng biết nói sao nữa“, há không phải mãi mãi chúng ta đều sẽ không thể biết được những gì đã diễn ra trong quá khứ hay sao. Kì thực, con người ta thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của chính bản thân mình, nghiêm túc suy nghĩ, thì có thể phân biệt được rõ ràng, cũng nhất định sẽ đưa ra kết luận một cách chính xác.
Tôi nói với bà cụ rằng, tôi không phải là tín đồ Cơ Đốc giáo, nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng Chúa Giê-su là có thật, và bản thân tôi vô cùng kính ngưỡng Ngài ấy, cũng tin rằng những gì được ghi chép trong sách hoàn toàn là sự thât. Nói đến những câu chuyện trong kinh sách, bà cụ gật gật đầu, nói rằng những câu chuyện đó rất hay, mà không chỉ Cơ Đốc giáo thôi, rất nhiều tôn giáo khác trên thế giới đều có lưu truyền những câu chuyện rất hay, rất ý nghĩa.
Tôi hỏi bà cụ về chuyện bà có từng nghĩ đến đó không phải là những câu chuyện truyền thuyết, mà hoàn toàn là sự thật. Những câu chuyện ấy chẳng qua theo dòng chảy của thời gian, đã dần dần bị con người quên lãng, hoặc nhầm lẫn, mơ hồ và coi nó là truyền thuyết. Bà cụ mỉm cười rất lịch sự, trả lời rằng bà “cũng không biết nữa“.
Tôi tin những gì bà nói, trong lòng bà thật sự không biết, vậy nên cũng chẳng cần nói dối làm gì. Cũng có thể thái độ của bà chính là thái độ của tuyệt đại đa số người ngày nay.
Tôi nhớ lại một bộ phim từng xem trước đây, liên quan đến đoạn “Rời khỏi Ai Cập” trong kinh Thánh, trong đó có cảnh kể về mười tai họa giáng xuống Ai Cập và Mose dẫn dắt dân Do Thái vượt biển Đỏ, cảnh phim rất hay và chấn động người xem.
Cảnh cáo của Thần đã rõ ràng đến thế, vậy mà lại có vô số người không chịu tin. Thần có tồn tại hay không, đây là điều không phải không thể biết, mà là xem người ta có mở rộng tư duy để suy xét, phân rõ thị phi hay không.
Nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ phát hiện rằng lịch sử hôm nay, cũng giống như trong phim vậy, lời cảnh tỉnh của Thần mãi tồn tại.
Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times