Bài văn đạt điểm cao nhất: Chuyện về một lá thư sai lỗi chính tả

13/11/17, 09:21 Đọc & Suy ngẫm

Trên thế gian này, chỉ có cha mẹ mới toàn tâm toàn ý yêu thương bạn mà không đòi hỏi gì. Vì con, họ có thể làm tất cả mà không cần báo đáp. Nhưng chúng ta đã bao giờ nói cảm ơn điều đó với đấng sinh thành?

Điều đơn giản, nhưng thật khó khăn nhất mỗi người nên làm, là hãy yêu thương và thấu hiểu bố mẹ mình. (Ảnh: Soundcloud)
Điều đơn giản, nhưng thật khó khăn nhất mỗi người nên làm, là hãy yêu thương và thấu hiểu bố mẹ mình. (Ảnh: Soundcloud)

Một câu chuyện cảm động đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, câu chuyện về tình cha con…

Chuyện kể rằng, trong giờ trả bài làm văn, cả lớp sôi động vì thầy giáo thường đọc cho học sinh nghe 2 bài văn, một bài được điểm cao nhất, và một bài được điểm thấp nhất. Bài cao luôn được các bạn tán thưởng, còn những bài thấp thường làm cho cả lớp cười nghiêng ngả vì những lời văn vô cùng ngây ngô.

Hôm nay, cũng như bao lần khác, cả lớp hồi hộp nhìn xấp bài trên tay thầy giáo. Đề bài tuần trước có hơi đặc biệt: “Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em”.

Ngay khi ra bài, thầy giáo đã từng nói vui: “Lớp 40 học sinh, hẳn phải có 40 kỷ niệm khác nhau. Chắc chẳng em nào ‘copy’ kỷ niệm của bạn mình được đâu nhỉ?”.

Đám học sinh đã vội chống chế: “Thầy ơi, bọn con lớn lên cùng nhau, học cùng nhau, nhà cũng không xa nhau là bao, thì những kỷ niệm cũng có thể trùng lặp được chứ ạ!”. 

Một tuần đã trôi qua, đã đến lúc thầy giáo trả bài. Tuy nhiên lần này, thay vì giữ lại 2 bài như thường lệ thầy chỉ giữ lại 1 bài và đưa tất cả số còn lại cho lớp trưởng trả bài cho các bạn.

40 cặp mắt hồi hộp nhìn ra xung quanh xem những ai đã nhận được bài. Bạn Lan Hương, người thường xuyên có những bài văn cao điểm nhất lớp cũng vừa nhận được bài, sao vậy nhỉ? Bài văn trên tay thầy không phải bài của Lan Hương rồi.

Cả lớp đổ dồn mắt vào bạn Cường Phong – bạn thường xuyên có những bài văn thấp điểm nhất. Cả lớp còn chưa quên tuần trước bài văn của Phong còn có đoạn: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn – vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn…”

Thế nhưng mọi dự đoán đều đã nhầm, khi xấp bài trên lay lớp trưởng vơi đi gần hết, thì chính Phong cũng vừa đưa tay nhận lấy bài văn của mình.

Cả lớp bắt đầu nhao lên đoán xem là bài của ai sẽ được đọc lên hôm nay, là bài được điểm cao hay điểm thấp. Sao hôm nay thầy chỉ giữ lại một bài.

Thầy Lâm, thầy dạy văn của lớp, thường xuyên rất khắt khe trong khâu chấm điểm. Một điểm 6 môn văn đã là rất khó, ngay cả Lan Hương, cô bạn giỏi văn nhất lớp cũng mới chỉ nhận điểm 7 là cao nhất.

Thế nhưng, cả lớp 1 lần nữa lại ngạc nhiên truyền tai nhau, khi đứa ngồi bàn đầu vô tình nhìn thấy điểm 8 ở bài văn trên tay thầy giáo. Cả lớp hồi hộp chờ đến bài cuối cùng trên tay lớp trưởng được phát đi. Thanh – bạn học sinh mới chuyển đến từ trường huyện từ đầu năm nay là chưa có bài.

Thanh cũng bất giác xấu hổ, cúi mặt xuống, tai với mặt đỏ ửng lên khi cả lớp dồn mắt nhìn về phía cậu. Lâu nay trong lớp, cậu không nổi trội môn nào cả, cũng không thường xuyên được thầy cô nêu tên. Vậy mà, bây giờ bất ngờ nhận được điểm 8 từ thầy giáo dạy văn.

Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ, nhưng lại khiến cả lớp rưng rưng xúc động. (Ảnh: Pixabay)
Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ, nhưng lại khiến cả lớp rưng rưng xúc động. (Ảnh: Pixabay)

Cả lớp bắt đầu quay lên chờ đợi. Thầy giáo đưa tay lên sửa lại cặp kính, vẻ xúc động, thầy bắt đầu: “Đây là bài văn của Thanh: Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em rất nghèo, nhưng ba má em quyết tâm cho em ra phố học để sau này làm được nhiều việc tốt hơn.

Để đủ tiền cho em học trên phố, ba má em đã làm thêm nhiều nghề để kiếm tiền cho em ăn học. Thậm chí cả những việc nhỏ mà nếu học ở nhà em có thể phụ ba má, thì nay ba má em đều phải tự làm hết. Nhà em có mỗi mình e là con một.

Chưa bao giờ ba má em phải viết gì nhiều. Hồi còn ở nhà, những lúc cần viết thư từ đi đâu, đã có em phụ ba má viết”. Đến đó, thầy giáo ngừng lại và viết lên bảng nguyên văn bức thư ba Thanh đã gửi cho em.

“Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn ? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.

Lá thư chỉ mấy chục chữ thôi, nhưng không chỉ Thanh, thầy giáo mà cả lớp cùng rưng rưng mắt hoe đỏ. Không có những tràng pháo tay, không có những tràng cười như thường lệ, mà cả lớp cùng im phăng phắc, nhìn như nuốt trọn lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng.

Đằng sau mỗi bước đi của chúng ta luôn là ánh mắt dõi theo của bố mẹ, là sự hy sinh thầm lặng của họ. Có thể bố mẹ bạn không phải là người hoàn hảo, không phải là người thành đạt như ai khác, nhưng chắc chắn bố mẹ luôn là người yêu thương ta nhất, là bến đỗ để chúng ta quay về.

Thời đại công nghệ, chúng ta thường bị cuốn sâu vào những vòng xoáy công việc, cuộc sống, gia đình nhỏ của mình mà quên rằng, ở nơi kia, bố mẹ đang dõi theo từng bước chân ta, đang từng ngày mong tin của ta.

Một nhân viên một cửa hàng điện thoại di động từng kể: Ngày nọ, có một ông lão mang chiếc điện thoại di động đến trung tâm bảo hành. Ông nói “nó bị hư rồi”. Nhân viên chăm sóc khách hàng nhận điện thoại, đưa ông về phía khu vực kỹ thuật để kiểm tra theo yêu cầu. Ông lão mắt dõi theo vẻ chờ đợi, hy vọng.

Cậu nhân viên kiểm tra kỹ, vẫn bình thường: “Ông ơi, cháu thấy vẫn gọi bình thường, ông thấy chỗ nào không sử dụng được để cháu kiểm tra lại lần nữa ạ?”.

“Nó không bị hư à? Sao mấy tuần rồi tôi không nhận được cuộc gọi từ con trai nhỉ?”

Cậu nhân viên giật mình xúc động, và ngay sau đó không lâu cậu cũng rút điện thoại gọi về hỏi thăm bố mẹ ở quê.

Còn bạn, bao lâu rồi bạn không gọi điện về cho bố mẹ? Hẳn là bạn đã thường xuyên làm như vậy, cũng như bạn thường xuyên liên lạc với người yêu, với vợ con bạn, thì cũng hãy thường xuyên gửi những thông điệp yêu thương, quan tâm tới bố mẹ mình.

Do vậy, điều đơn giản nhưng khó khăn nhất mỗi người nên làm là hãy yêu thương và thấu hiểu bố mẹ mình. Hãy trân quý họ như những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

Tuệ Tâm (s/t)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x