Anubis – Thần Ai Cập dẫn linh hồn người tốt đến cuộc sống vĩnh hằng

29/05/18, 09:40 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Anubis là một trong những vị thần nổi tiếng và thần bí nhất Ai Cập cổ đại, có thể sẽ trợ giúp con người lúc nào đó, nhưng đôi khi cũng trừng phạt họ vì đã làm điều xấu.

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại
Anubis là một trong những vị thần nổi tiếng và thần bí nhất Ai Cập cổ đại.

Vị Thần này được đề cập đến lần đầu tiên trong những ghi chép thuộc thời kỳ Vương Triều Thứ Nhất, nhưng các nghiên cứu trong tương lai rất có thể sẽ chứng minh được sự xuất hiện sớm hơn của ông ấy. Tuy nhiên, thật thú vị là cái tên “Anubis” chỉ xuất hiện khi người Hy Lạp đến với Ai Cập. Trong ngôn ngữ Ai Cập cổ, ông ấy được gọi là Anpu hoặc Inpu. Cái tên này có cùng nguồn gốc với một từ có nghĩa là ‘đứa trẻ hoàng gia’. Ngoài ra, nó còn liên quan tới từ “inp”, có nghĩa là “phân huỷ”. Anubis còn có tên khác là “Imy-ut” (Người ở nơi ướp xác) và “nub-tA-djser” (chúa tể của vùng đất thánh).

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại chôn xác người chết
Anubis chăm nom xác ướp của người đã khuất.

Vị thần không nơi tế tự

Cho đến hôm nay, các nhà khảo cổ học vẫn chưa khai quật được bất cứ một ngôi đền nào thờ cúng vị thần này. “Ngôi đền” của ông ấy chính là các ngôi mộ và nghĩa địa. Ông được sùng bái nhiều nhất ở Asyut (Lycopolis) và Hardai (Cynopolis). Tên ông xuất hiện ở các mastaba (các ngôi mộ xây bằng gạch bùn) cổ nhất của Triều đại Thứ Nhất và một số “shrine” (lăng mộ) của ông ấy đã được các nhà khảo cổ phát hiện ra. Ví dụ, một “shrine” và một nghĩa trang xác ướp của chó nhà và chó rừng đã được phát hiện ở Anubeion, một khu vực nằm ở phía Đông Saqqara. Dường như trong thời gian trị vì của các vương triều thứ nhất, ông ấy còn có vai trò quan trọng hơn cả Thần Osiris. Mặc dù điều này đã thay đổi trong giai đoạn Trung Vương Quốc (Middle Kingdom), nhưng Anubis vẫn tiếp tục là một trong những vị thần quan trọng nhất.

Anubis cũng là một vị thần có thể làm khó con người. Ông ấy độc lập, có thể sẽ trợ giúp con người lúc nào đó, nhưng đôi khi cũng trừng phạt họ. Một trong những trọng trách chính của ông ấy là làm  “Người bảo vệ cái Cân”. Điều này có liên quan đến niềm tin rằng sau khi chết một người sẽ tới gặp các vị Thần, những người sẽ đặt trái tim của anh ta/cô ta lên một cái cân đặc biệt. Trong Cuốn sách của Cái Chết (Book of the Dead) có những hình vẽ cảnh Anubis thực hiện nghi lễ cân tim người chết – ông sẽ đo xem liệu người này có xứng đáng để sống một cuộc sống vĩnh hằng hay không. Nói cách khác, Anubis chính là người quyết định số phận của các linh hồn.

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại
Thần Anubis của Ai Cập (thể hiện theo phong cách hiện đại lấy cảm hứng từ các bức vẽ ở các ngôi mộ Tân Vương Quốc).

Thần Anubis thường được miêu tả trong hình dạng một con chó rừng, đôi khi là một người đàn ông, nhưng màu da ông ấy lúc nào cũng là màu đen, màu sắc có liên hệ với sự tàn phá và sự tái sinh. Anubis có một người vợ là Anput và một con gái là nữ thần mình người đầu rắn Kebechet. Ông cũng có liên hệ với vị thần Upuaut (Wepwawet), một vị thần khác thuộc họ Chó.

Anubis cũng là người bảo trợ cho các linh hồn lạc lối, gồm cả các trẻ em mồ côi. Trong thời đại AI Cập thuộc Hy Lạp, ông ấy kết hợp với thần Hermes. Người Hy Lạp tạo ra một vị thần lai có tên gọi Hermanubis. Họ quyết định kết hợp Hermes, người đưa tin của các vị thần, với Anubis, người dẫn đường người chết tới gặp các vị thần. Sau đó vào thời kỳ Ai Cập thuộc La Mã, Hermanubis trở thành bà con của Herpokrates – một vị thần của những nhà giả kim và triết gia trong thời kỳ Phục Hưng.

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại
Bức tượng Hermanubis, vị thần lai giữa Anubis và vị thần Hy Lạp Hermes (Bảo tàng Vatican)

Shrine” nổi tiếng nhất của Anubis cho đến nay được phát hiện ra tại mộ vua Tutankhamun. Giờ đây nó đang được đặt tại Bảo tàng Ai Cập tại Cairo. Người ta tìm thấy nó đằng sau một lối vào không tường dẫn tới “Store Room” (phòng dự trữ). “Shrine” được đặt gần tủ đựng nội tạng của xác ướp.

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại
“Shrine” của thần Anubis tìm thấy tại lăng mộ vua Tutankhamun.

Người bảo vệ người chết

Nhiệm vụ chính của Anubis là ướp xác người chết, dẫn lối cho linh hồn, và bảo vệ lăng mộ. Theo các truyền thuyết về thần Osiris, ông ấy đã giúp nữ thần Isis ướp xác chồng bà. Chính vì thế, các thầy tư tế khi làm nhiệm vụ ướp xác phải đeo mặt nạ có hình chó rừng. Thêm vào đó, các truyền thuyết còn nói rằng khi Osiris bị thần Seth giết chết, nội tạng của ông ấy đã được tặng cho Anubis. Và thế là truyền thống trao tặng cho Anubis một phần của người chết ra đời. Những con chó rừng sống trong thiên nhiên thường thích moi xác chết từ những ngôi mộ được lấp nông rồi ăn chúng. Người Ai Cập cổ đại đã biến Anubis thành một vị thần bảo vệ cho các nghĩa trang và vị thần ướp xác để chuyển một lực lượng tiêu cực thành một lực lượng tích cực hơn.

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại
Một bức tượng thần Anubis.

Geraldine Pinch, một nhà Ai Cập học nói:

“Anubis là người bảo vệ tất cả các bí mật huyền diệu. Trong thư tịch Paryrus Jumilhac, ông ấy là người chỉ huy đội quân của Horus. Sự tàn bạo của ông ấy cũng tương xứng với mức độ bạo lực của thần Seth. Trong những văn tự vào cùng thời kỳ, Anubis được đặt tên là “Chúa tể của Bau’. Toàn bộ đội quân của những con quỷ đưa tin đều phải nghe theo lệnh của ông ấy. Trong những ghi chép trên giấy cói vào thời La Mã, Anubis đóng vai trò người thi hành những lời nguyền. (…) Một câu chuyện trong Papyrus Jumilhac kể rằng Seth từng một lần biến thành một con báo sau khi tấn công thân thể của Osiris. Anubis bắt được và đóng dấu nó, tạo ra những đốm hoa trên mình con báo. Vị thần chó rừng sau đó ra lệnh những thầy tư tế phải mặc áo da báo hoa để tưởng nhớ chiến thắng của ông ấy trước thần Seth.”

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại,
Thư tịch Papyrus Jumilhac.

Nhiều thế kỷ qua, người ta tin rằng các kẻ trộm mộ sẽ bị thần Anubis trừng phạt vì ông ấy là người bảo vệ người chết. Ngoài ra, họ cũng tin rằng ông sẽ bảo vệ những người tốt và cuộc sống vĩnh hằng của họ sẽ rất yên bình và hạnh phúc dưới sự bảo hộ của ông ấy.

Những thay đổi trong thời đại văn hóa đại chúng

Anubis nhận được thêm nhiều quyền năng và đặc tính mới từ nền văn hóa đại chúng hiện nay của chúng ta. Ông ấy thường xuất hiện trong các cuốn sách, trò chơi điện tử và các bộ phim điện ảnh trong suốt thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21. Để phục vụ cho mục đích giải trí, người ta đã không ngần ngại gán ghép cho ông ấy sự độc ác vượt xa những gì tồn tại trong tín ngưỡng truyền thống của người Ai Cập cổ đại.

Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại
Một bức vẽ trong lăng mộ, hình ảnh cho thấy thần Anubis đang cân quả tim của người chết.

Trong quá khứ, người Ai Cập cổ tin rằng con người không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận số phận của mình, những cũng lại có những hy vọng rằng vị thần chó rừng sẽ cho phép họ tiến vào cuộc sống vĩnh hằng và tận hưởng nó mãi mãi, miễn họ là người tốt.

Theo Ancient Origins/Natalia Klimczak

Quốc Hùng (biên dịch)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x