Anh hùng xạ điêu không ngờ lại là một cuốn “bí kíp luyện con”

29/08/17, 16:47 Sách hay, Tri thức

Nhắc đến cuốn tiểu thuyết võ hiệp kinh điển “Anh hùng xạ điêu” của Kim Dung, nhiều người yêu thích đã xem đi xem lại hàng chục, thậm chí hàng trăm lần cũng không chán. Nhưng ít ai phát hiện ra rằng nó không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một cuốn “bí kíp luyện con”!

“Anh hùng xạ điêu” đã có từ hàng chục năm qua, nhưng bạn có nhận ra bài học giáo dục trong đó không?

1. Người mẹ ảnh hưởng lớn đến tính cách của con cái

Lý Bình, mẹ của Quách Tĩnh chỉ là một người nội trợ, nhưng sau khi gia đình gặp biến cố lớn bà không hề chịu khuất phục trước số mệnh, vẫn nuôi dưỡng Quách Tĩnh trở thành người có rất nhiều ưu điểm: tích cực hướng về phía trước, chịu được khổ nhọc, có tinh thần dân tộc đại nghĩa.

Mẹ của Dương Khang là Bao Tích Nhược, nếu dùng cách nói hiện nay thì bà là một phụ nữ quý phái, xinh đẹp và vô cùng giàu có, nhưng mẹ nuông chiều quá thì con hư, nàng không thể bồi dưỡng được khả năng chịu khổ cho Dương Khang, càng không nuôi dạy được tinh thần dân tộc đại nghĩa, đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch lớn nhất cuộc đời Dương Khang. Có thể nói, thất bại của Dương Khang bắt nguồn từ Bao Tích Nhược.

2. Người cha ảnh hưởng lớn đến tương lai của con cái

Hoàn Nhan Hồng Liệt là Triệu Vương nước Kim, nếu so sánh với hiện này thì tương đương với phó tổng giám đốc của một công ty nhà nước độc quyền khổng lồ, có hi vọng tiếp nhận chức tổng giám đốc, mà Dương Khang lại là người nối nghiệp được ông bồi dưỡng.

Hoàn Nhan Hồng Liệt rất yêu quý Dương Khang, xem như con ruột mà dày công bồi dưỡng, thế nhưng lại lấy thất bại làm kết thúc. Vì sao như vậy? Hoàn Nhan Hồng Liệt tài trí có thừa, nhưng đức hạnh chưa đủ, nghe quen tai, nhìn quen mắt lâu ngày tạo nên Dương Khang cũng có tính cách tương tự. Bởi vì vợ chồng Vương gia cưng chiều cùng dung túng, nên Dương Khang nhiễm tật ăn chơi trác táng.

Trái lại Quách Tĩnh mồ côi cha từ nhỏ, trong cuộc sống của ông, Thành Cát Tư Hãn, Triết Biệt, Giang Nam thất quái, Mã Ngọc chân nhân đều từng như phụ thân của ông, mà những người này có một đặc điểm chung: Làm đến nơi đến chốn.

3. Đứng đầu tạm thời không phải là đứng đầu vĩnh viễn 

c78f7dd1-ef8c-4bff-9316-7a43903cf566

Sư phụ của Dương Khang là Khâu Xứ Cơ, trình độ của sư phụ thuộc hạng nhất, chỉ số thông minh của đệ tử cũng cực cao. Tác dụng phụ của cách dạy này là – Dương Khang vô cùng kiêu ngạo. Trong khi đó, sư phụ của Quách Tĩnh là Giang Nam thất quái, tương đương với giáo viên của trường cơ sở, dạy theo kiểu chăm học khổ luyện, hoàn cảnh giáo dục rõ ràng thua kém Khâu Xứ Cơ rất nhiều. Hơn nữa Quách Tĩnh còn là người khờ và chậm chạp, nhưng Giang Nam thất quái nuôi dưỡng tinh thần chịu khổ cho Quách Tĩnh, làm trụ cột chắc chắn cho thành công về sau của ông.

Một sư phụ khác của Dương Khang là Mai Siêu Phong, nếu tính theo hiện nay thì tương đương với giảng viên đại học, cũng là một giáo viên hạng nhất, nhưng phương pháp dạy học của bà có vấn đề, càng quan trọng hơn là tâm lý có vấn đề, nhất định sẽ ảnh hưởng đến Dương Khang. Trong ngũ đại cao thủ đứng đầu võ lâm, người duy nhất có thể trở thành sư phụ của Dương Khang chính là Âu Dương Phong, nhưng y lại giết con trai sư phụ, rước lấy họa sát thân.

4. Muốn con học không bằng con muốn học, con muốn học lại không bằng con thích học

Quách Tĩnh có 4 vị sư phụ đỉnh cấp là Hồng Thất Công, Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư, Đoạn Hoàng Gia, nhưng vì sao ông không đạt đến cảnh giới của Chu Bá Thông? Bởi vì Quách Tĩnh là một nhân vật điển hình về đứa trẻ nghe lời, là một con mọt sách.

Quách Tĩnh chuyển đổi thành công từ muốn con học sang con muốn học, nhưng không thể đạt đến con thích học. Mà Chu Bá Thông thì sao? Ông là một nhân vật điển hình cho tên cuồng học tập. Ông nói: cơm có thể không ăn, nhưng võ không thể không luyện! Học tập còn quan trọng hơn ăn cơm!

Có rất nhiều người xem “Anh hùng xạ điêu” nhiều năm nhưng hiếm có ai nhìn ra nó dĩ nhiên là một bộ “bí kíp luyện con”! Nguyên lai Quách đại hiệp thành công cũng không phải chỉ vì vận khí tốt mà thôi…

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x