Âm sắc truyền thống Việt (P.1): Tìm lại nhịp xưa phách cũ trong những làn điệu ca trù

03/04/17, 16:46 Tri thức

Nếu như Kinh Bắc là miền đất văn hóa Quan họ, thì xứ Đoài là một trong những cái nôi của văn hóa Ả đào, hay Ca trù cửa đình. Xứ Đoài – nơi quy tụ của ba dòng sông lớn, nơi có kinh đô Phong Châu của vua thủy tổ Hùng Vương, nơi có nguồn gốc tổ tiên của Việt tộc. Do đó nền văn hóa xứ Đoài trải dài từ vùng trung du đến đồng bằng Bắc bộ.

Nếu như Kinh Bắc là miền đất văn hóa Quan họ, thì xứ Đoài là một trong những cái nôi của văn hóa Ả đào, hay Ca trù cửa đình. (Ảnh minh họa từ Internet)

Ca trù hay còn gọi là hát Ả đào, hát Cô đầu là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc. Loại hình nghệ thuật này là sự kết hợp giữa hát và các nhạc cụ dân tộc. Vào thế kỉ thứ 11, Ả đào là loại hình nghệ thuật thịnh hành dưới thời nhà Lý; sau đó nó được đổi tên thành ca trù và vẫn tiếp tục phát triển dưới thời Lê. Đây là một loại ca đặc biệt thời bấy giờ. Có thể nói, ca trù chính là sự phối hợp hết sức nhuần nhuyễn và đỉnh cao của thi ca và âm nhạc.

1. Cái tên “ca trù”

Luận bàn về tên gọi thì “ca trù” bắt nguồn từ cái “trù”, tức là cái thỏi bằng tre ghi chữ nho. Mỗi trù tương ứng với một số tiền nhất định nào đó. Mỗi khi ca đoạn nào hay, đào hát lại được khán giả tưởng thưởng cho một vài cái trù.

Còn với tên “Ả đào”, được hiểu chữ “ả” có nghĩa là một cô nương, và chữ “đào” có nghĩa là một cành đào biểu tượng cho nét đẹp của người nữ, danh từ “Hát ả đào” cũng có thể hiểu là ngành ca hát của cô gái sống bằng nghề này.

Sau nữa, nói về danh từ “cô đầu” thì có người cho rằng nguyên thủy là “cô đào”, dần dà người ta quen nói trại đi thành “cô đầu”. Theo sách biên khảo về ca trù của các tác giả Đỗ Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề thì hai ông cho là chữ “đầu” ám chỉ tiền hoa hồng hay tiền đầu mà đào nương phải trả cho người thầy dạy. “Cô đầu” lại cũng được dùng để ám chỉ những người hát chuyên nghiệp thâm niên dẫn đầu có nhiều học viên.

Do vậy, dù là “ca trù” hay “hát ả đào”, hoặc “hát cô đầu” vẫn chỉ là một ý tưởng mà thôi. Nó là lối hát nói, là một lối hát quan trọng của thú vui chơi, thưởng ngoạn âm nhạc ngày trước, vì nó đánh dấu giai đoạn đưa thi ca vào âm nhạc, nó khuyến khích sự ra đời một thể thơ mới, đặc biệt trong văn học Việt Nam.

Nhiều bài hát nói nổi tiếng của các thi nhân danh tiếng như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tản Đà,… những tác giả cho nhiều bài thơ mẫu mực cho thế hệ sau lấy làm tài liệu học tập. Thơ của họ là những tác phẩm có giá trị cao quý đóng góp cho nghệ thuật ca trù và cho văn học Việt Nam vào thế kỷ 19, cũng là mầm mống cho thể loại thơ mới, hay thơ tự do về sau này.

2. Ông tổ của nghệ thuật ca trù

Phụ thân của ngài Đinh Dự là Đinh Lễ, quê quán ở Động Hoa Lư (huyện An Khánh, phủ Trường Yên, đạo Thanh Hóa) theo Lê Lợi chống giặc Minh, từng đóng quân ở Lỗ Khê. Thân mẫu của ngài là bà Trần Minh Châu, theo chồng đi đánh giặc, sinh con trai ở Lỗ Khê ngày 6/4/1413, đặt tên là Đinh Dự.

Sinh ra và lớn lên từ làng quê có chiều dày văn hóa của đất Kinh Bắc, từ nhỏ Đinh Dự đã say mê đàn hát dân ca, sớm trở thành người có tài cao trí lớn trong hoạt động văn hóa. Theo thần phả nhà thờ Ca Công tại làng Lỗ Khê, thì năm 12 tuổi, Đinh Dự về thăm quê cha đất tổ.

Trong một ngày chơi xuân, chàng đến trang Đông Cứu, huyện An Bình, phủ Thuận An, nơi có thắng cảnh chùa Thiên Thai, Đinh Dự gặp một cô gái tên là Đường Hoa Thiên Hải có sắc đẹp “trăng thẹn hoa ghen” lại có tài đàn hát như mình. Hai người ý hợp tâm đầu, kết duyên cùng nhau về Lỗ Khê sáng tạo ra hát ca trù.

3. Hình thức nghệ thuật

Lịch sử phát triển của nghệ thuật ca trù đã trải qua các thời kỳ rất phức tạp, thuở ban sơ của buổi khai mở ngành này, nó là ban nữ nhạc trong cung đình của nhà vua với tính cách giúp vui cho hoàng gia thưởng lãm, nên được xem như một loại nghệ thuật “cung đình”.

Với lối hát tiêu khiển, vui chơi để phục vụ cho nhu cầu thưởng ngoạn của một số quan lại, cùng nho sĩ thì nó là một hình thức nhạc thính phòng. Với lối hát cửa đình hay hát trước hương án của các vị thành hoàng ở bên trong nhà và hát bên ngoài sân hội với đông đảo quần chúng tham dự, do dó nghệ thuật ca trù được xem như vừa mang tính chất thính phòng, lại vừa mang tính chất đại chúng.

Ca trù được ghi nhận ra đời vào thế kỷ 15, trải qua nhiều giai đoạn đổi thay và cải tiến, đến giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất lên hàng nghệ thuật của nó là vào thế kỷ 19. Các quan lại trí thức, các nho sĩ thường mời ả đào về tư dinh của mình để hát những bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng hoặc thơ của chính mình sáng tác.

Hình ảnh hát ca trù thời xưa. (Ảnh: hanoigrapevine)

Ca trù có thể sử dụng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng phổ biến nhất là hát nói. Một chầu hát cần có người chính: một “đào” hay “ca nương” sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, một “kép nam” chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát, một “quan viên”, thường là tác giả bài hát đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. “Đào” hát ngồi trên chiếu ở giữa. “Kép” và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu”.

Ba nhạc cụ chính thường được chơi trong một chầu Ca trù.

Ba nhạc cụ chính thường được chơi trong một chầu ca trù là: phách, đàn đáy và trống trầu. Phách thường được làm từ gỗ hoặc tre, gồm một thanh gỗ và ba que phách. Thông thường với các nhạc cụ bộ gõ sẽ chỉ dùng hai que gõ thế nhưng trong ca trù lại khác và que lớn được gọi là phách mẹ trong khi hai que nhỏ hơn được gọi là phách con. Khi phách mẹ và phách con chơi cùng nhau sẽ tạo ra những âm phách khác biệt nhau rất kì diệu. Trong ca trù, phách được coi như vị nhạc trưởng của canh diễn. Người ca nương dùng phách để ứng đáp cùng giọng hát của mình.

Sáng tác ca trù đã khó, để hát được ca trù còn khó hơn. Người hát phải biết nghe đàn, người đàn phải biết thể cách về phách, vừa hát vừa đánh phách, khi hát phải biết gằn giọng. Lối ứng xử linh hoạt trong ca trù khiến giữa người hát và người nghe không có khoảng cách, ranh giới. Nội dung của ca trù xuất phát từ chính cuộc sống của những người nông dân, gắn với đồng ruộng, nên ca từ cũng mộc mạc, giản dị như chính con người nơi đây.

Khi giai điệu ca trù cất lên đã cuốn hút tâm hồn của những người yêu, say mê ca trù, đưa họ xích lại gần nhau hơn, đem đến sự công bằng cho cả người nghe và người đàn hát. Ca trù như thể là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm con người lại gần nhau.

Như phần trên đã đề cập, nguồn gốc ngành ca trù cho thấy rằng nó có xuất xứ từ nơi cung đình, vì vậy cái gốc là hát cửa đình thường gồm 3 phần tế tự, thơ ca và múa biểu diễn. Ca trù được biến thiên, phổ cập hóa cho mọi người trong quần chúng thưởng ngoạn.

Ca trù đã trở thành thú chơi tao nhã của các bậc phong lưu, nho sĩ vào thời hưng thịnh xưa và chính nó tiêu biểu cho hình thức âm nhạc thính phòng độc đáo của người thưởng ngoạn Việt Nam. Một khi ca trù thoát ra khỏi những vương cung hoàng phủ thì nó nghiễm nhiên trở nên một nghệ thuật tiêu khiển cho đa số quần chúng, để nó phục vụ khối lượng lớn của đám đông rồi trở thành loại âm nhạc dân gian của dân tộc. Chính sự phổ biến sâu rộng ra ngoài môi trường quảng đại quần chúng, nên ca trù được các danh sĩ tài hoa rành âm luật thi ca đa dạng hóa, cải tiến để bổ sung nhiều lối hát, làm cho ca trù ngày càng thêm phong phú.

4. Giữ lửa ca trù

Sau năm 1945, trong một thời gian khá dài sinh hoạt ca trù vốn tao nhã và sang trọng trước đây đã bị hiểu lầm và đánh đồng với các sinh hoạt thiếu lành mạnh ở một số ca quán đô thị khiến cho xã hội chối bỏ và quyết loại sinh hoạt ca trù ra khỏi đời sống văn hóa. Ca trù đã không được nuôi dưỡng và phát triển một cách tự nhiên, không được tôn vinh đúng mức, phải chịu tồn tại thiếu sinh khí và làn lụi.

Nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã phải cố quên đi nghiệp đàn hát và giấu đi lai lịch của mình. Khoảng chục năm trở lại đây dư luận xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí đã từng lên tiếng về nguy cơ thất truyền của ca trù.

Nguy cơ mai một dần và vĩnh viễn mất đi ca trù là một nguy cơ có thực, bởi lẽ giới trẻ ngày nay quen thưởng thức loại hình âm nhạc mới mẻ, trẻ trung, có rất ít người nghe, hoặc rất ít nghệ sĩ nào theo nghề hát ca trù truyền thống… đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn ca trù như một vốn quý văn hóa của dân tộc. Do vậy việc cung cấp những hiểu biết sâu hơn và có căn cứ về một số vấn đề của ca trù, không những góp phần đáp ứng yêu cầu cấp thiết ấy mà còn góp phần vào việc phục hồi và chấn hưng nghệ thuật và sinh hoạt ca trù.

Tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

2_aaow
Những ca nương trẻ là niềm hy vọng lớn cho sự tồn tại của ca trù tương lai.

Ngày nay, trước sự thay đổi của đời sống xã hội, sự phát triển của các loại hình văn hóa giải trí hiện đại, nhiều người vô tình đã quên đi những giá trị văn hóa truyền thống xưa cũ. Những ca nương trẻ là niềm hy vọng lớn cho sự tồn tại của ca trù tương lai.

*****

Thể thức ca trù là một nghệ thuật phối hợp giữa âm nhạc và thi ca, mỗi buổi hát ca trù là một cuộc trình diễn nghệ thuật mà trong đó cả diễn viên và khán giả đều là nghệ sĩ thưởng ngoạn cái nghệ thuật do chính mình đóng góp. Khi cả hai bên diễn viên và khán giả đều tích cực tham gia vào cuộc trình diễn, thì họ tìm được một sự đồng điệu trong nghệ thuật.

Những điệu nhạc dân gian này phản ảnh những tình tự văn hoá đáng yêu của dân tộc Việt Nam. Tiếng ca Quan họ hay tiếng hát ả đào đi vào nhạc dân gian, đi vào vào nhạc của quần chúng, có vườn hoa âm nhạc của lịch sử đất nước, bởi vì một dân tộc có bề dầy về văn hóa không thể thiếu khía cạnh âm nhạc tiêu biểu cho dân tộc đó.

TinhHoa tổng hợp

 

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x