Âm Nhạc: Sự kết hợp Đông-Tây

Một điều gây ấn tượng với khán giả khắp mọi nơi mà rất độc đáo về buổi diễn Thần Vận (Shen Yun) là dàn nhạc kết hợp tinh hoa của Đông và Tây. Dàn nhạc cổ điển phương Tây đầy đủ nhạc khí mang đến năng lượng và sự huy hoàng, trong khi đó các nhạc cụ Trung Hoa cổ xưa làm nổi bật mối liên hệ khác biệt của nền văn hóa Trung Hoa nghìn năm tuổi.


Làm thế nào mà các nhà soạn nhạc của Thần Vận (Shen Yun) tạo ra được những bản dàn bè mà kết hợp các nhạc cụ rất khác biệt này lại với nhau theo một cách hài hòa như vậy?

Dưới đây là những gì mà các nhà soạn nhạc của Thần Vận (Shen Yun) – những người mà đồng hành cùng với công ty từ  khi mới thành lập và soạn ra hàng chục bản dàn bè – cho biết.

Câu hỏi: Anh sử dụng những đặc điểm của các nhạc cụ Tây phương và Trung Hoa trong những sáng tác của mình như thế nào?

TJY

Anh Junyi Tan: Làm nổi bật tinh hoa của hai truyền thống âm nhạc vĩ đại này, trong khi đồng thời trình bày một chủ đề thống nhất là một trong những nét đặc trưng khác biệt của các sáng tác Thần Vận (Shen Yun). Trong khi soạn nhạc, tôi chủ yếu sử dụng các kỹ thuật soạn nhạc của phương Tây. Nhưng, sáng tác và cảm nhận giai điệu đồng thời phải phù hợp với các đặc tính độc đáo của âm nhạc Trung Hoa.

Vũ múa của Thần Vận (Shen Yun) xoay quanh các điệu múa dân tộc và múa cổ điển Trung Hoa, và âm nhạc thì phải phù hợp với những điệu múa này. Khi tôi soạn nhạc cho những điệu múa khác nhau, chúng tôi cần phải thẩm định chu đáo là làm thế nào để khơi lại tốt nhất các hương vị và nét địa phương đó. Để có được các đặc trưng và phong cách dân tộc thật chuẩn, không có gì tốt hơn là sử dụng các nhạc cụ Trung Hoa như là sáo trúc, đàn nhị, đàn tỳ bà, vân vân.

Âm nhạc được soạn để nhạc khí thổi phương Tây (kèn, sáo,…) và các nhạc cụ có dây dùng kèm theo, và các nhạc cụ Trung Hoa chơi các giai điệu chủ đạo. Tất nhiên, trong một đoạn nhạc mạnh dần, những phẩm chất độc đáo của nhạc khí thổi và các nhạc cụ dây cũng nổi bật lên.

Câu hỏi: Có những sự khác biệt gì về đặc điểm giữa các nhạc cụ phương Tây và Trung Hoa truyền thống? 

JX

Jing Xuan: Âm nhạc cổ điển Trung Hoa có cùng nguồn gốc với các hình thức nghệ thuật truyền thống khác của Trung Hoa. Có thể là do quá trình làm các nhạc cụ hoặc là đặc tính của âm sắc, mà tất cả những nhạc cụ này đều có nội hàm thâm sâu và giàu tính tượng trưng.

Hãy lấy cây đàn tỳ bà làm ví dụ. Nó cao ba feet năm inch: số ‘ba’ tượng trưng cho thiên, địa, và nhân; số năm’ tượng trưng cho năm yếu tố của triết lý Trung Hoa – kim, mộc, thủy, hỏa, và thổ. Và rồi nó cũng có bốn dây, tượng trưng cho bốn mùa.

Một ví dụ khác là cặp sáo và tiêu thường được chơi cùng nhau – đằng sau đó là ý tưởng về đôi phượng hoàng và rồng báo điềm lành. Sáo tượng trưng cho rồng và tiêu tượng trưng cho chim phượng hoàng. 

Cách mà các nhạc cụ được phân loại cũng khác biệt. Các nhạc cụ phương Tây được phân loại theo cách chơi – bộ dây, bộ gõ, kèn đồng, nhạc khí cụ làm bằng gỗ. Các nhạc cụ Trung Hoa được phân loại theo âm và nguyên liệu làm ra chúng. 

Thời Trung Hoa cổ đại, các nhạc cụ được phân thành tám nhóm: kim khí, đá, đất, da, tơ, gỗ, bầu, và trúc. Những nhóm này được biết đến như là “bát âm”, và đây là một trong những hệ thống phân loại nhạc cụ sớm nhất. Chẳng hạn, “âm kim khí” gồm có biện trung (một nhạc cụ cổ với 16 cái chuông); “âm da” gồm có trống; “âm tơ” nói đến các nhạc cụ mà nguyên ban đầu dùng các dây tơ, như đàn tam thập lục, “âm trúc” gồm nhiều loại sáo khác nhau, và vân vân.

Chất lượng âm của các nhạc cụ Trung Hoa cũng liên quan chặt chẽ với triết lý của Trung Hoa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa nhấn mạnh rằng vạn vật đều có linh hồn. Điều này được phản ánh vào trong âm nhạc Trung Hoa, có nghĩa là mỗi nốt nhạc đều có sức sống. 

Như đã biết âm nhạc Trung Hoa và múa Trung Hoa đều phát sinh từ cùng một nguồn gốc, nhịp điệu xuất hiện trong những khoảng cách giữa mỗi cử động múa và khoảng cách giữa mỗi nốt nhạc-những khoảng cách này không chỉ là bỏ quãng, mà có một quá trình ở trong đó. Và bạn có thể thấy điều này trong các kỹ xảo đặc trưng khi chơi các loại nhạc cụ Trung Hoa–như nốt luyến láy của đàn nhị, hay đẩy kéo của đàn tỳ bà–tạo ra một hiệu ứng luyến ngắt mềm mại. Đây là một phần linh hồn của âm nhạc Trung Hoa.



Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun Performing Arts ra mắt tại nhà hát Carnegie Hall


Theo ShenyunPerformingArts

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x