Đang tư vấn trực tuyến: Bệnh và dinh dưỡng mùa hè
Các bác sĩ, chuyên gia chuyên khoa Nhi, Dinh dưỡng và đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có mặt sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của độc giả Zing.vn.
Các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn để bạn không mắc sai lầm trong việc đối phó với thời tiết 40 độ C, trả lời câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm về các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa hè. Buổi tư vấn trực tuyến vào lúc 10h ngày 15/6 trên Zing.vn. Thời gian 2015-06-15 10:00+0700 Địa điểm Zing.vn
Tự động cập nhật sau 30 giây Bạn Nguyễn Mai Phương hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói uống nước lạnh sẽ làm các mạch máu trong cơ thể cũng lạnh theo, có hại cho sức khỏe. Điều này đúng hay sai? Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm Điều này có phần đúng bởi khi ta uống nước đá (hoặc nước để tủ lạnh), các mạch máu ở vùng họng sẽ co lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, nên dễ mắc viêm họng. Các bạn nên hạn chế uống nước lạnh, ăn kem nhiều (dù mùa hè hay mùa đông). Nhất là những người, các cháu bé dễ bị viêm họng mãn tính. Bạn Đặng Mỹ Linh hỏi: Mùa hè thường có nhiều loại hoa quả ngon, nhưng rất nóng, vậy làm cách nào để vừa ăn được những thứ ngon như mít, xoài, mận… mà không bị nhiệt, thưa bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm Theo quan niệm hoa quả nóng của nhiều người thực ra chưa chính xác, bản chất là những quả nhiều ngọt (đường). Vì vậy nếu ăn nhiều có thể cảm giác nóng sau khi ăn. Nhất là những người bị rối loạn đường máu (hay tiểu đường, dư cân, béo phì) nên hạn chế ăn các loại quả cho nhiều vị ngọt cũng đồng thời cung cấp nhiều năng lượng. Thực thế quả ngọt vẫn cung cấp nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin C) nên các bạn vẫn ăn được vừa phải. Mỗi lần nên khoảng từ 80 – 100 gram. Bạn Cẩm Nhung hỏi: Một ngày uống bao nhiêu cốc nước là đủ thưa bác sĩ? Nghe nói uống quá nhiều nước cũng không tốt. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm Một ngày nếu người trưởng thành trung bình cần khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước bao gồm các dạng nước uống, nước canh, sữa… Nếu bạn uống nhiều quá nhu cầu, thận sẽ phải làm việc nhiều để đào thải nước. Điều này không tốt cho sức khỏe, vì có thể làm mất một số khoáng chất. Bạn thảo hỏi: Khi bị sốt, lúc nào nên chườm ấm, lúc nào nên chườm mát, vì mùa hè rất hay bị sốt vì viêm họng hoặc cảm nắng. Cảm ơn các chuyên gia. Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng – Trước đây, mọi người thường quan niệm dùng nước mát để chườm khi sốt. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã chứng minh khi sốt, chườm nước ấm mới hạ được nhiệt độ. Bởi nước ấm sẽ giúp giãn mạch, thoát nhiệt qua da. Từ đó, trẻ sẽ hạ sốt. Chườm lạnh gây co mạch, khó thoát nhiệt. Nếu chườm nước lạnh quá còn gây run, sinh nhiệt, làm tăng thân nhiệt. Các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn để bạn không mắc sai lầm trong việc đối phó với thời tiết 40 độ C, trả lời câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm về các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa hè. Buổi tư vấn trực tuyến vào lúc 10h ngày 15/6 trên Zing.vn. Bạn Nguyễn Mai Phương hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói uống nước lạnh sẽ làm các mạch máu trong cơ thể cũng lạnh theo, có hại cho sức khỏe. Điều này đúng hay sai? Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm Điều này có phần đúng bởi khi ta uống nước đá (hoặc nước để tủ lạnh), các mạch máu ở vùng họng sẽ co lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, nên dễ mắc viêm họng. Các bạn nên hạn chế uống nước lạnh, ăn kem nhiều (dù mùa hè hay mùa đông). Nhất là những người, các cháu bé dễ bị viêm họng mãn tính. Bạn Đặng Mỹ Linh hỏi: Mùa hè thường có nhiều loại hoa quả ngon, nhưng rất nóng, vậy làm cách nào để vừa ăn được những thứ ngon như mít, xoài, mận… mà không bị nhiệt, thưa bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm Theo quan niệm hoa quả nóng của nhiều người thực ra chưa chính xác, bản chất là những quả nhiều ngọt (đường). Vì vậy nếu ăn nhiều có thể cảm giác nóng sau khi ăn. Nhất là những người bị rối loạn đường máu (hay tiểu đường, dư cân, béo phì) nên hạn chế ăn các loại quả cho nhiều vị ngọt cũng đồng thời cung cấp nhiều năng lượng. Thực thế quả ngọt vẫn cung cấp nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin C) nên các bạn vẫn ăn được vừa phải. Mỗi lần nên khoảng từ 80 – 100 gram. Bạn Cẩm Nhung hỏi: Một ngày uống bao nhiêu cốc nước là đủ thưa bác sĩ? Nghe nói uống quá nhiều nước cũng không tốt. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm Một ngày nếu người trưởng thành trung bình cần khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước bao gồm các dạng nước uống, nước canh, sữa… Nếu bạn uống nhiều quá nhu cầu, thận sẽ phải làm việc nhiều để đào thải nước. Điều này không tốt cho sức khỏe, vì có thể làm mất một số khoáng chất. Bạn thảo hỏi: Khi bị sốt, lúc nào nên chườm ấm, lúc nào nên chườm mát, vì mùa hè rất hay bị sốt vì viêm họng hoặc cảm nắng. Cảm ơn các chuyên gia. Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng – Trước đây, mọi người thường quan niệm dùng nước mát để chườm khi sốt. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã chứng minh khi sốt, chườm nước ấm mới hạ được nhiệt độ. Bởi nước ấm sẽ giúp giãn mạch, thoát nhiệt qua da. Từ đó, trẻ sẽ hạ sốt. Chườm lạnh gây co mạch, khó thoát nhiệt. Nếu chườm nước lạnh quá còn gây run, sinh nhiệt, làm tăng thân nhiệt. Nhóm phóng viên |
Theo Zing