Mộ lính Nga trên đất Bình Dương

14/06/15, 15:00 Tin Tổng Hợp

(PLO) – Nhiều người sống xung quanh khu vực này vẫn lầm tưởng đây là khu tưởng niệm giành cho những người Nga đã có công giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ hoặc chỉ nghĩ như một khu mộ bình thường nào đó. (PLO) – Nhiều người sống xung quanh khu vực này vẫn lầm tưởng đây là khu tưởng niệm giành cho những người Nga đã có công giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ hoặc chỉ nghĩ như một khu mộ bình thường nào đó.

Hình ảnh chiến hạm Diana khi được đưa vào sử dụng. Ảnh: tư liệu

Một trong những biểu tượng lịch sử của cuộc chiến tranh vệ quốc Tháng 10 Nga là hình ảnh chiến hạm tuần dương Avrora – Rạng Đông. Theo các tài liệu lịch sử ban đầu thì Rạng Đông chính là con tàu bắn loạt pháo đầu tiên vào cung điện Mùa Đông của Sa hoàng. Nhưng cho mãi đến sau này, các nhà khoa học đã minh chứng được rằng, con tàu thật sự làm công việc ấy không phải là Avrora Rạng Đông mà chính là tuần dương chiến hạm Diana. Đây là con tàu có bề ngoài giống hệt với Avrora – Rạng Đông và đã từng neo đậu tại Sài Gòn cách đây hơn 100 năm trước.

Đôi dòng lịch sử

Lịch sử ghi chép lại, ngày 22/12/1901, sau đúng bảy tháng chiến hạng Avrora được hạ thủy, đến lượt tuần dương hạm Diana cũng được đưa vào hoạt động. Vào tháng 2-1904, khi đoàn tàu chiến Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Nga đang dừng chân ở cảng Lữ Thuận, cả hai chiến hạm Avrora và Diana đều có mặt ở đây. Sau trận chiến sinh tử với đoàn tài chiến của Nhật Bản, chiến hạm Diana bị hư hại đáng kể và không còn khả năng bám theo đội hình, nhiều thành viên thủy thủ đã thiệt mạng và bị thương. Chạy trốn sự truy đuổi của tàu chiến Nhật Bản, thuyền trưởng đưa tuần dương hạm tới bờ biển Việt Nam…

Trong thời gian neo đậu tải cảng Sài Gòn, 8 thủy thủ đoàn của chiến hạm này đã không may mắn để được tiếp tục giăng buồm ra khơi.

Trong thời gian một năm neo đậu ở dây, tám trong số các thủy thủ của chiến hạm đã chết vì vết thương trong cuộc chiến với Nhật Bản cùng với khí hậu bất thường và họ đã được chôn cất tại một nghĩa trang ở trung tâm Sài Gòn.

Sau khi chiếm đóng được Đông dương vào chiến tranh thế giới thứ II, lính Nhật đã tiến hành đập phá, hủy hoải các ngôi mộ của các tử sĩ xấu số này. Và câu chuyện về những thủy thủ Nga chết tại Sài Gòn cũng dần rơi vào quên lãng.

Tìm về mảnh đất nơi những người Nga vĩnh viễn nằm lại

Thoát khỏi trung tâm TP.HCM, hướng về thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương khoảng 20 cây số, chúng tôi tìm về mảnh đất nơi những thủy binh Nga đã vĩnh viễn nằm lại. Khu tưởng niệm được đặt ở vị trí đẹp nhất tại nghĩa trang Lái Thiêu, ngay trên mặt đường dân sinh khu phố Đồng An cách cổng chính không bao xa.

Tượng đài thủy binh Nga được xây dựng khang trang, nổi bật với hình mỏ neo, có các vòng xích sắt lớn bao quanh, khuất sau bóng hàng sứ trắng ven đường. Phía trước tượng đài có khắc tên 8 thủy thủ bằng tiếng Nga, phía sau có chú thích với phần tiếng Việt. Danh tính những thủy thủ này bao gồm: Gribanov Ilia Nicolaievich sĩ quan quân nhu, Sliusarenko Ilia thợ đốt lò, Dovganiuk Stephan thợ đốt lò, Mamontov Alecsei thợ máy, Volgin Nicolai thợ máy, Kozlov Egor thợ máy, Nigerish Ignathi thủy thủ, Martunov Nazap thủy thủ.

Danh tính cùng công việc của các thủy thủ đoàn được ghi khắc kỹ lưỡng trên từng bia mộ trong khu tưởng niệm

Lại nói về khu tưởng niệm của những thủy binh Nga trên chiến hạm Diana năm nào, ít người biết rằng để có thể được đặt trang trọng tại nghĩa trang Lái Thiêu như ngày hôm nay, những người lính biển đã phải chịu sự lãng quên của đất mẹ Liên bang Nga vĩ đại sau hơn 80 năm trời. Và chỉ đến khi cải táng các ngôi mộ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vào năm 1984, người ta mới phát hiện ra di cốt của những thủy thủ Nga chết tại đây vào những năm 1904, 1905.

Sau hơn một năm được tìm thấy, đến năm 1985, một tượng đài có hình con tàu với cột buồm cao và chiếc neo đã được dựng lên tại khu nghĩa trang Lái Thiêu để tưởng niệm các thủy thủ Nga.

Qua nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề về những ngôi mộ này, cuối cùng vào năm 1985, Tổng lãnh sự quán Liên Xô tại TP HCM đã đề xuất với UBND TP.HCM xây dựng một đài tượng niệm nhỏ, mô phỏng theo hình dáng con tàu Diana nhằm giúp cho các công dân Nga nói chung và những công dân Nga đang sinh sống tại thành phố nói riêng biết về lịch sử hào hùng của tuần dương chiến hạm Diana và các thuyền viên trên con tàu vĩ đại này. Đây sẽ là một địa điểm tham quan để người Nga tìm đến dâng nến và hoa tưởng niệm mỗi khi ghé thăm TP.HCM.

Không nhiều người biết đến khu mộ đặc biệt này

Ngày nay, quản lý và chăm sóc khu tượng đài này là Tổng lãnh sự quán Nga tại TP.HCM. Bà Út, một trong số những người quản trang tại nghĩa Lái Thiêu, cho biết hằng năm tại đây có rất nhiều đoàn khách Nga đến để thăm viếng phần mộ của các thủy thủ. Trong số đó còn có cả những người mặc quần áo hải quân hay cả các học sinh người Nga đang học tập tại thành phố.

Mặc dù được đông đảo người Nga ở Nga hay những người Nga ở Việt Nam biết đến song dường sự hiện diện của khu tưởng niệm này vẫn còn quá xa lạ với người dân địa phương. Thậm chí nhiều người sống xung quanh khu vực này vẫn còn lầm tưởng đây là khu tưởng niệm giành cho những người Nga đã có công giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ hoặc chỉ nghĩ như một khu mộ bình thường nào đó.

Từ đó đến nay, vào những ngày lễ trọng của mình, người Nga ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác ở Việt Nam lại về nơi đây để nghiêng mình trước những người đã khuất.

Khu tưởng niệm các thủy thủ đoàn của tuần dương hạm Diana cũng là một trong những biểu tượng cho tình cảm hữu nghị đầy thắt chặt của mối quan hệ Việt- Nga lâu đời.

Việt Nam hiện có ba đài tưởng niệm người Nga đã nằm xuống tại Việt Nam. Ngoài Lái Thiêu, tại Hòa Bình có đài tưởng niệm những người xây dựng thủy điện. Tại Cam Ranh có đài tưởng nhớ các chiến sĩ Nga sang Việt Nam giúp tăng cường quốc phòng.

ĐỨC NAM – HỮU NHẬT

Theo Pháp Luật TP.HCM

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x