Văn Miếu ở Vĩnh Phúc: Trông đợi vào du lịch?

10/06/15, 01:00 Tin Tổng Hợp

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, du khách sẽ hài lòng khi vào tham quan Văn Miếu.

Dư luận đang quan tâm đến sự việc tỉnh Vĩnh Phúc bỏ ra gần 300 tỷ đồng xây dựng Văn Miếu. Nhiều ý kiến băn khoăn về số tiền đầu tư, về việc thờ Khổng Tử… Để làm rõ vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Kim Văn Ngoan Quýnh – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc.

Ông Kim Văn Ngoan Quýnh – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc

Thưa ông, nhiều người muốn biết tại sao Vĩnh Phúc đầu tư số tiền 271 tỷ đồng để xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử?

Công trình Văn Miếu chúng tôi đang xây dựng nhằm khôi phục lại Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc trước đây. Đây là Văn Miếu thờ các vị khoa bảng của tỉnh Vĩnh Phúc trải qua các thời kỳ từ thời Lý đến thời Nguyễn.

Công trình này được xác định là công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học, nơi lưu giữ nguyên khí hiền tài của tỉnh, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, tổ chức sự kiện khoa học, giáo dục như tuyên dương thủ khoa, học sinh giỏi, tổ chức lễ báo công…

Đặc biệt, Văn Miếu cũng được tổ chức thành nơi tham quan, điểm đến của khách du lịch. Do vậy, hệ thống sân vườn được xây dựng quy mô, thoáng đãng. Không những vậy, với không gian yên tĩnh, học sinh, sinh viên cũng có thể tìm một nơi đọc sách, không gian học tập hiệu quả, ý nghĩa. Đó chính là những chức năng chính của Văn miếu Vĩnh Phúc.

Công trình này được xác định là công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc

Như ông nói, Văn Miếu được tổ chức thành nơi du lịch, vậy, du khách tìm được điểm gì để tham quan ở đây?

Cùng với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như: Tam Đảo, Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, Văn Miếu trở thành một quần thể khu du lịch sinh thái và tâm linh với hình ảnh điểm đến rõ nét, có sức cạnh tranh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Trong tương lai, đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ để du khách xa gần về Vĩnh Phúc ghé thăm chiêm ngưỡng, thắp nén nhang thơm thành tâm xin cho gia đình mạnh khỏe luôn giữ được nề nếp gia phong, con cháu học hành đỗ đạt và thành tài.

Bên cạnh đó, đây như một bảo tàng văn hiến, nơi các dòng họ khoa bảng, các làng khoa bảng có thể đưa con cháu đến tìm hiểu về các vị tiến sĩ khoa bảng trong dòng họ mình, làng xã mình, góp phần giáo dục con cháu nơi gương cha ông học tập thành tài.

Chúng tôi tin rằng, du khách sẽ hài lòng khi vào tham quan Văn Miếu.

Thưa ông, trong lúc nhiều nước muốn “thoát Trung”, xây Văn Miếu thờ Khổng Tử có phải là việc làm hợp lý trong lúc này?

Văn miếu Vĩnh Phúc là nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh truyền thống hiếu học, có ý nghĩa khuyến học. Trong gian Chính điện của Văn Miếu Vĩnh Phúc – gian trang trọng nhất trong hệ thống kiến trúc dành để thờ Chu Văn An và các vị khoa bảng của tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị tổ chức hội thảo xin ý kiến nhà khoa học và nhân dân có nên đưa bài vị của Khổng Tử vào Văn Miếu hay không. Sau đó, quyết định thế nào sẽ tùy ý kiến các nhà khoa học, nhân dân và cấp có thẩm quyền.

Sau này, nếu các nhà khoa học và người dân đồng ý đưa bài vị Khổng Tử vào Văn Miếu thì bài vị này sẽ được để tại gian riêng là Tiền điện, không phải gian Chính điện.

Tuy nhiên, hầu hết các Văn Miếu khác trên đất nước ta đều đặt bài vị Khổng Tử. Nhưng không phải với tư cách là một người Trung Quốc mà thờ ông với ý nghĩa là một nhà tư tưởng, giáo dục lớn của nhân loại.

Văn Miếu thờ Khổng Tử là thờ biểu tượng của “sự học”, có ý nghĩa khuyến học chứ không phải thờ những giá trị khác ngoài giáo dục, càng không phải là những tư tưởng lạc hậu thời phong kiến trước đây.

Đối xứng hai bên Hồ Thiên quang là hai dãy nhà bia Tiến sĩ

Một số ý kiến cho rằng, các công trình Văn Miếu trước đây xây dựng từ nhiều thế kỷ trước nên thờ Khổng Tử như là “chuyện đã rồi” nhưng Văn Miếu mới xây thì không nên đưa vào, ông thấy sao?

Chúng tôi xin ghi nhớ và cân nhắc ý kiến này. Tôi cũng xin nói thêm rằng, nếu có đưa bài vị Khổng Tử vào Văn Miếu không có nghĩa là nhắc lại những học thuyết cũ, lạc hậu của Nho giáo. Đơn giản, thờ Khổng Tử nghĩa là tôn vinh “sự học” mà thôi.

Tại Văn Miếu sẽ không có lễ tế Khổng Tử mà chỉ có tổ chức các sự kiện liên quan đến giáo dục, khoa học như vinh danh, trao giải học sinh giỏi…

Nhiều ý kiến cho rằng, công trình Văn Miếu Vĩnh Phúc có nét giống với kiến trúc Trung Quốc? Ông thấy sao?

Nhiều nhà khoa học đánh giá kiến trúc xây dựng Văn Miếu mang nét truyền thống Việt Nam, không giống Trung Quốc. Ví dụ như rồng, phượng là rồng Việt Nam giống với những hình vẽ ở đình đền Vĩnh Phúc. Mái cong cũng là đặc trưng kiến trúc đền chùa Việt Nam…

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo 24h.com.vn

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

    Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

x