Triệu Tử Dương vén màn bí mật Thảm sát Thiên An Môn sau khi mất

Những dòng hồi ký của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương, người đã muốn ngăn ngừa thảm kịch Thiên An Môn, khi được công bố đã làm xáo động dư luận.

Triệu Tử Dương – một người anh hùng và cũng là kẻ tự sát

Hai tấm hình trên quảng trường Thiên An Môn đã đi vào lịch sử. Tấm hình thứ nhất là cậu sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi vào lúc đó, đơn độc đứng chặn đoàn xe tăng

"<yoastmark

Tấm hình thứ hai là một người đàn ông lớn tuổi đeo kính, lọt thỏm giữa những người sinh viên. Ông nói với họ qua chiếc loa: “Các bạn còn trẻ, còn biết bao thời gian trước mặt, không giống như chúng tôi, những người già nua. Các bạn dễ dàng bỏ mạng sống như thế sao? Tình hình rất nghiêm trọng, đảng và quần chúng đã hết chịu nổi. Nếu các bạn từ bỏ tuyệt thực, chính phủ sẵn sàng đối thoại với các bạn…”.

Người đàn ông lớn tuổi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ – ông Triệu Tử Dương.

Tấm hình Triệu Tử Dương  lọt thỏm giữa những người sinh viên trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn 1989.
Tấm hình Triệu Tử Dương lọt thỏm giữa những người sinh viên trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn 1989.

Sáng 19/05/1989 ông Triệu Tử Dương, 70 tuổi, vừa mới ra khỏi cuộc họp đêm của các nhân vật chủ chốt của Đảng, những người quyết định ban hành tình trạng chiến tranh, và chỉ một mình ông Triệu chống lại.

Đến với những người sinh viên, Triệu Tử Dương trở thành một anh hùng và cũng là kẻ tự sát. Khoảnh khắc bi kịch và chủ nghĩa anh hùng của con người cầm chiếc loa kia nằm sâu kín bên trong bức ảnh, những người sinh viên đã không hiểu ra, nhiếp ảnh gia không hiểu được, có lẽ chỉ duy nhất một người hiểu, chính bản thân ông Triệu.

Và cuộc gặp gỡ sinh viên cùng tấm hình cũng là lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng. Các đồng chí của ông đã gạt ông ra khỏi chính quyền và quản chế ông tại gia.

Ngày 17/1/2005, khi ông qua đời, truyền thông chính thức của nhà nước chỉ thông báo vỏn vẹn một dòng: “Đồng chí Triệu Tử Dương đã ra đi”. Không một lời nhắc đến ông từng nhiều năm là Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng, một trong những nhà tư tưởng của cuộc cải cách mà nhờ nó suốt 30 năm nay, từ một đất nước lạc hậu Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế.

Ảnh chụp Triệu Tử Dương tại vườn nhà, ngày 17/4/1990.
Ảnh chụp Triệu Tử Dương tại vườn nhà, ngày 17/4/1990.

Triệu phản công sau khi chết 

Trong những năm 1999 – 2000 cựu Bí thư Triệu, bấy giờ đã trên 80 tuổi, vẫn đang bị quản chế tại gia, đã bí mật ghi âm lại các trải nghiệm của mình và chuyển các cuộn băng cho bạn bè. Vài ngày trước khi cuốn sách xuất hiện, thậm chí con gái của ông cũng không biết đến.

30 cuộn băng ghi âm nằm trong tay con trai ông Bảo Đồng, thư kí của ông Triệu, người bị kết án 6 năm tù sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Ông Bảo đã chuyển nó cho phương Tây và cuốn sách ra đời, diễn tiến các cuộc ghi âm được công bố cùng cuốn sách.

Các cuộc ghi âm không dễ dàng, bởi vì ông Triệu phải qua mặt lực lượng an ninh suốt ngày đêm theo dõi. Thoạt đầu, ông ghi nó vào những lúc hiếm hoi khi an ninh cho phép ông đi ra ngoài nhà. Sau đó, ông ghi trong nhà mình, bởi vì ở ngoài an ninh nhiều và nhạy bén hơn. Tuy vậy chưa bao giờ ông để lộ.

Có thể điều thú vị nhất trong cuốn hồi ký chính là sau những năm bị quản chế tại gia, cựu Tổng Bí thư trở nên cương quyết hơn cả những người sinh viên mà ông định cứu trong năm 1989. Ông Triệu cho rằng, Trung Quốc cần phải trở thành một nhà nước dân chủ theo mô hình phương Tây, thực hiện tự do ngôn luận, toà án độc lập và loại bỏ sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSTQ.

Trong các cuốn băng ghi âm ông Triệu giải thích, không có hệ thống trên, đất nước sẽ bị cai quản bởi giới chính trị, kinh tế và trí thức, những nhóm người liên kết và thoả hiệp với nhau vì quyền lợi, đứng trên cả lợi ích đất nước, cản trở sự phát triển.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc là mafia

Tuy nhiên, đa phần nội dung của cuốn hồi ký, như nhà phê bình của Washington Post viết, là những sự kiện nóng của mùa xuân 1989. Ông Triệu nhấn mạnh rằng, lúc ấy Đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.

Người Hồng Kông tưởng niệm ngày mất của Triệu Tử Dương.
Người Hồng Kông tưởng niệm ngày mất của Triệu Tử Dương.

Ông ghi lại diễn biến đi đến quyết định dập tắt cuộc nổi loạn. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo không chính thức lúc bấy giờ, như một Bố Già mà các phe nhóm trong đảng được ban ân huệ để giành ưu thế. Ông Đặng không trực tiếp lãnh đạo mà chỉ giải quyết các mâu thuẫn và lựa chọn các ý tưởng của thuộc cấp.

Cho nên, như cách hiểu thông thường thì không phải ông Đặng là tác giả và nhà tư tưởng của cuộc cải cách ở Trung Quốc, mà chính là ông Triệu Tử Dương. Tuy nhiên, ông Triệu thừa nhận rằng, không có sự đồng ý của Đặng thì cuộc cải cách không thể nào thực hiện được.

Ông Đặng Tiểu Bình, thích hình tượng Mao trong những năm 80, và vào lúc diễn ra khủng hoảng trên quảng trường Thiên An Môn, ông đã ngả theo “nhóm bê-tông” dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Lý Bằng. Nhóm người cứng rắn đã lợi dụng chuyến đi thăm Nam Hàn của ông Triệu để lôi kéo Đặng ủng hộ biện pháp sử dụng bạo lực.

Từ cuộc gặp gỡ sinh viên trở về, ông Triệu đã cố gắng thuyết phục các đồng chí của mình rằng, những người biểu tình không hề muốn lật đổ chế độ mà chỉ muốn thực hiện những thay đổi. Không ai nghe ông và họ đã quyết định ban hành tình trạng chiến tranh. Nhưng ông Triệu khẳng định, không có biểu quyết, điều đó có nghĩa là bất hợp pháp. 

Những người sinh viên, thay vì sợ hãi, như mong đợi của những người cầm quyền cứng rắn, đã trở nên táo bạo và bất tuân hơn.

Cuộc đối đầu không thể không xảy ra. Vào đêm ngày 3 sáng ngày 4 tháng 6, khi đang ngồi cùng gia đình ở nhà, tôi nghe tiếng súng nổ. Thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cữu vãn được nữa”, những cuốn băng ghi lời của ông Triệu.

Theo Lê Diễn Đức, dịch từ bài của nhà báo Mariusz Zawadzki với tựa đề “Thủ tướng Trung Quốc vén màn bí mật sau khi chết” đăng trên nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza ngày 16/05/2009. 

————————————————————————————————————

Triệu Tử Dương phản đối thảm sát Thiên An Môn, 10 năm trời không được chôn cất

Bị tước bỏ quyền lực vì phản đối cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989, cựu Thủ tướng Trung Quốc, Triệu Tử Dương, phải sống suốt 16 năm còn lại của mình trong tình trạng bị quản thúc tại gia.

Ông qua đời vào năm 2005 nhưng phải tới 10 năm sau, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới cho phép gia đình được chôn cất ông ấy. Tại sao lại phải chờ đợi lâu đến như vậy? Đâu là nguyên nhân thực sự? Mời các bạn cùng theo dõi Trung Quốc không kiểm duyệt kỳ này.

Theo Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x