Kinh hãi loài rận ăn, ngủ, giao phối và chết trên mặt người

14/05/15, 09:00 Tin Tổng Hợp

Demodex folliculorum (D.folliculorum) và Demodex brevis (D.brevis) là hai loài rận chuyên ký sinh trên da mặt người, có hình dáng giống sâu nhưng thực chất là loài giáp xác như cua.

Rận D.follicurum quan sát dưới kính hiển vi điện tử, có thân hình thuôn dài sống sâu, 8 chân ngắn gần đầu. Ảnh: BBC.

Demodex có 8 chân ngắn mập mạp, mọc gần đầu. Cơ thể chúng thon dài, giống con sâu. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy, khi di chuyển, chúng như bơi qua bể dầu là các tuyến bã nhờn, với tốc độ trung bình.

Hai loài này phân biệt nhờ khu vực sống. D.folliculorum thích sống ở bề mặt da như chân lông và nang tóc, còn D.brevis thích sống ở sâu dưới lớp biểu bì, trong tuyến nhờn bao quanh lỗ chân lông.

So với các bộ phận khác trên cơ thể, da mặt có lỗ chân lông rộng và nhiều tuyến bã nhờn hơn. Đó là lý do rận Demodex thích sống ở đó. Tuy nhiên, chúng cũng ngụ cư ở một vài khu vực khác như ngực và bộ phận sinh dục.

Từ lâu, các nhà khoa học đã biết đến loài rận này. Năm 1842, người ta tìm thấy D.folliculorum trong ráy tai người ở Pháp. Song phải đến năm 2014, các nhà khoa học mới tìm hiểu kỹ về loài này.

Trong một nghiên cứu của trường đại học Bắc Carolina, Mỹ, các nhà khoa học phát hiện loài rận này ký sinh trên 14% số người tham gia nghiên cứu. Và trên da mặt tất cả những người tham gia, đều phát hiện mẫu ADN của Demodex. Điều này cho thấy, tất cả chúng ta đều có rận ký sinh trên mặt với số lượng khá lớn.

“Khó mà suy đoán hoặc xác định số lượng của chúng. Tuy nhiên, một quần thể rận nhỏ có thể lên tới hàng trăm con,” Thoemmes, một nhà nghiên cứu của đại học Bắc Carolina, cho biết. Một quần thể lớn có thể lên tới hàng nghìn con, hay nói cách khác, cứ một sợi lông mi lại có hai con rận ký sinh.

Số rận trên mặt mỗi người mỗi khác. Thậm chí cùng một người, nửa mặt bên này có thể nhiều hoặc ít rận hơn bên kia.

Lông mi người có rận D.folliculorum ẩn nấp trong các lỗ. Ảnh: BBC.

Thức ăn và sinh sản

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ, loài rận này ăn gì trên mặt chúng ta. “Một số cho rằng chúng ăn vi khuẩn sống trên da, ” Thoemmes nói. “Số khác lại cho rằng chúng ăn da chết, hoặc ăn dầu từ tuyến bã nhờn.” Hiện bà và các cộng sự đang tìm hiểu các vi sinh vật sống trong ruột của loài này, từ đó xác định thực phẩm chúng ăn.

Các nhà khoa học cũng chưa rõ cơ chế sinh sản của loài này. Các loài rận khác có cơ chế rất đa dạng, nhưng Domodex có vẻ “hiền lành” hơn một chút. “Chưa có ghi nhận chúng ăn thịt lẫn nhau,” Thoemmes cho biết. “Có vẻ như chúng chỉ ra ngoài vào ban đêm để giao phối rồi quay lại lỗ chân lông.”

Cho đến nay, các nhà khoa học chỉ mới ghi hình được quá trình loài này đẻ trứng. Con cái đẻ trứng quanh tổ, khu vực lỗ chân lông mình sinh sống. Tuy nhiên, chúng không đẻ nhiều.

“Trứng khá lớn, to bằng một phần ba đến một nửa kích thước con cái. Điều này đòi hỏi chúng phải tẩm bổ lại cho cơ thể,” Thoemmes nhận xét, có lẽ mỗi lần chúng chỉ đẻ một trứng, vì kích thước trứng quá lớn.

Loài rận này cũng không có hậu môn và theo quy luật, chúng vẫn phải bài tiết. Do đó, có người nói rằng, đến cuối đời, chúng sẽ nổ tung vì tích tụ quá nhiều các chất thải trong cơ thể.

Tuy nhiên, đó chỉ là “một cách nói cường điệu,” bà Thoemmes cười nói. Cơ thể chúng tích lũy chất thải theo thời gian, cho đến lúc chết. Do đó, khi một con Demodex chết đi, cơ thể chúng sẽ khô lại, lưu chất thải khắp mặt người.

Liên quan đến chứng rối loạn da mãn tính

Các nhà khoa học phát hiện rận Demodex liên quan đến chứng rối loạn da mãn tính (rosacea). Người bệnh ban đầu mặt ửng đỏ, sau đó xuất hiện nhiều nốt đỏ đậm hơn, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trên da mặt người bị bệnh này, số lượng rận Deomodex lên tới 10-20 con/ cm2, gấp hàng chục lần so với người thường, chỉ 1-2 con.

Tuy nhiên, rận Demodex không phải là nguyên nhân gây bệnh. “Chúng có liên quan tới chứng rối loạn da mãn tính, nhưng không phải nguyên nhân gây bệnh,” Kevin Kavanagh, trường đại học Maynooth, Ireland cho biết. Trong một nghiên cứu công bố năm 2012, nguyên nhân gây bệnh là da người thay đổi.

Da người thay đổi dần theo năm tháng, theo tuổi tác và thời tiết. Điều này khiến các tuyến bã nhờn sản xuất nhiều chất béo hơn, để giữ ẩm cho da. Rận Demodex ăn chất béo này, kết quả, dân số loài rận tăng vọt.

Ngoài ra, có thể lượng vi khuẩn từ chất thải của rận chết cũng là yếu tố tác động tới chứng rối loạn da mãn tính. “Khi rận chết, chúng giải phóng các chất trong cơ thể. Những chất này chứa vi khuẩn và độc tố gây kích ứng và viêm tấy,” Kavanagh cho biết.

Tuy nhiên, theo Thoemmes, số lượng Demodex có liên quan tới hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Những người có hệ thống miễn dịch kém vì nhiễm HIV hoặc bị ung thư, thường có lượng lớn loài rận này sống trên da.

Trên thực tế, loài rận này và người có mối quan hệ hội sinh. Có nghĩa là, cho dù chúng ăn thứ gì đó trên cơ thể người, nhưng không gây hại cho người. Hoặc thậm chí, chúng còn có lợi cho người, khi ăn hết da chết hoặc vi khuẩn có hại cho da.

Rận D.folliculorum (trái) và mô biểu bì da người (phải). Ảnh: BBC.

Khó diệt rận vĩnh viễn

Mặc du có nhiều liệu pháp diệt trừ rận Demodex, nhưng chúng ta không thể vĩnh viễn loại trừ chúng. Chúng sẽ xuất hiện trở lại sau 6 tuần. “Chúng ta lây rận khi tiếp xúc với người khác hoặc từ chăn ga, gối đệm hay khăn tắm,” Kavanagh khẳng định.

Theo các nhà khoa học, có gì đó đặc biệt trên mặt người hấp dẫn rận Demodex. Ngay cả khi đã diệt trừ chúng, con người sẽ lại bị nhiễm, bởi vì chúng có mặt ở khắp nơi và thích sống trên mặt người.

Con người có thể nhiễm rận Demodex từ sớm. “Đã có nghiên cứu phát hiện rận Demodex trên mô vú người,” Thoemmes nói. Kết quả là, loài rận này lây từ mẹ sang trẻ khi bú hoặc trẻ nhiễm từ bộ phận sinh dục của mẹ lúc sinh.

Da người có các tuyến bã nhờn gắn với nang lông (trên) và một nang tóc đầy D.follicorum ký sinh (dưới). Ảnh: BBC.

Nguồn gốc

Bà Theommes suy đoán, có lẽ Demodex xuất hiện từ 20.000 năm trước, cùng lúc với tổ tiên Hominidae (họ Người) của chúng ta. Từ lâu, con người đã có mối quan hệ gần gũi với chó nhà và chó sói. Thoemmes cho rằng, tổ tiên con người “sống gần gũi với chúng để đi săn”, và kết quả là bị lây rận từ chúng. D.brevis gần giống với những loài ký sinh trên chó.

Rận Demodex, cũng giống như những loài động vật khác, có thể tiết lộ rất nhiều mối quan hệ giữa con người với chúng. Gene của chúng chứa những thông tin về lịch sử loài người.

Xét nghiệm ADN của rận cho thấy, chúng thu thập gene từ cộng đồng người Hoa khác hẳn với người Bắc và Nam Mỹ. Do đó, nghiên cứu về chúng sẽ giúp con người biết được cách tổ tiên di cư khắp hành tinh.

“Chúng ta cũng có thể tìm ra những chủng người, mà chúng ta chưa từng biết hoặc nhìn thấy trước đây,” Thoemmes nói. Ngoài ra, Demodex còn giúp chúng ta quay ngược lại thời gian, tìm hiểu quá trình tiến hóa loài người.

“Chúng chắc chắn có ảnh hưởng đến chúng ta, và ngược lại,” Thoemmes kết luận. Chúng đã sống cùng con người thời gian rất dài, kết quả là thay đổi hệ miễn dịch của chúng ta. Do đó, nghiên cứu về loài rận này còn giúp chúng ta tìm hiểu cách con người phản ứng với bệnh tật.

Cho đến nay, những điều trên chỉ là suy đoán. Nhưng rận Demodex nhắc nhở con người rằng, chúng ta không đơn giản là chính mình, mà là nhà ở của vô số loài ký sinh khác như ve, bọ chét, vi khuẩn, giun sán…

Lông mi người có rận D.folliculorum ẩn nấp trong các lỗ. Ảnh: BBC.

Rận D.folliculorum (trái) và mô biểu bì da người (phải). Ảnh: BBC.

Da người có các tuyến bã nhờn gắn với nang lông (trên) và một nang tóc đầy D.follicorum ký sinh (dưới). Ảnh: BBC.

Theo Tiền Phong

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x