Thăm Choquequirao bí ẩn của Đế chế Inca

11/05/15, 17:46 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Bên cạnh Machu Picchu đồ sộ và danh tiếng của Đế chế Inca từng cai trị đất nước Peru, các nhà khảo cổ hiện nay đang phải đau đầu với những bí ẩn bên dưới công trình Choquequirao, nơi họ chỉ mới có thể chạm đến bề mặt.

Peru từng nằm dưới sự trị vì của Đế chế Inca, một nền văn minh với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng. Thành phố Machu Picchu nổi tiếng được người Inca xây dựng trên những tảng cự thạch cổ hơn là một trong những ví dụ điển hình.

Choquequirao cũng được biết đến là ‘chị em’ của Machu Picchu, vì cả hai địa điểm đều tương tự nhau về cấu trúc và kiến trúc. Chaoquequirao nằm tại đầu dãy Wilkapampa ở tỉnh La Convención, phía Tây Bắc vùng Cusco, thành phố đầu tiên được người châu Âu biết đến khi nhà thám hiểm Tây Ban Nha Juan Arias Diaz khám phá năm 1710. Tuy nhiên, các cuộc khảo cổ chỉ được tiến hành vào 250 năm sau, tức năm 1970. Nếu làm phép so sánh thì Machu Picchu được phát hiện vào năm 1911, và được khai quật trong năm sau đó. Người ta ước tính chỉ một phần ba Choquequirao đã được khai quật, trong khi phần còn lại vẫn ẩn giấu và chưa được đụng đến.

Di tích khảo cổ ngoạn mục Choquequirao (Ảnh: Wikipedia Commons)

Giả thuyết đưa ra ước tính Choquequirao được xây dựng từ một hay hai thế hệ trước thời điểm xuất hiện người Tây Ban Nha. Lập luận trên cho rằng Topa Inca Yupanqui, người cai trị thứ mười của Đế chế Inca trong nửa sau của thế kỷ 15 đã xây dựng thành phố này như một di sản hoàng tộc.

Người ta nói rằng Topa Inca Yupanqui có ý định xây dựng một thành phố tương tự với khu đất và thiết kế của Machu Picchu, thành phố được cha ông và người tiền nhiệm Pachacuti xây dựng.

Một lập luận khác nói rằng Choquequirao được xây dựng trong cùng thời gian với Machu Picchu, và Pachacuti đã ra lệnh xây dựng nó chứ không phải là người kế nhiệm.

Trái: Quảng trường chính ở Choquequirao. Phải: Tàn tích của ngôi nhà Inca tại Choquequirao. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Giống như Machu Picchu, Choquequirao cũng nằm ở giữa sườn núi, lưng tựa vào phần núi cao hơn phía sau nó, và nền đặt trên mũi đất thấp hơn ở phía trước nó.

Ngoài ra, mỗi thành phố có một con sông thiêng liêng chảy qua. Trong thời kỳ hoàng kim của Đế chế Inca, có lẽ Choquequirao có chức năng như một trung tâm hành chính và là đầu mối liên kết quan trọng giữa các khu rừng nhiệt đới Amazon và Cusco.

Người ta cũng được suy đoán rằng Choquequirao là nơi hành hương theo mùa cho các nghi lễ trong khu vực do nhà nước tổ chức. Phía trên Choquequirao, người ta tìm thấy bằng chứng cho thấy đây từng là là một trung tâm quan trọng trong việc trồng và phân phối coca.

Nền đất cao ở Choquequirao gợi nhớ di tích ‘chị em’ Machu Picchu. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Cuộc khai quật Choquequirao đã tiết lộ kỹ năng và độ tinh tế tuyệt vời của các kỹ sư Inca, bởi họ chú trọng đến từng chi tiết. Ví dụ, đài phun nước được làm bằng đá lớn giúp công trình không bị mau mòn, trong khi sự giàu có và quyền lực của các cư dân Choquequirao được thể hiện thông qua những ngôi nhà có cửa đôi. Hơn nữa, phiến đá mỏng phẳng dưới cửa sổ được cho là để đựng thực phẩm đông lạnh. Khu di tích cũng có hệ thống tưới tiêu cung cấp nước cho cư dân thành phố.

Cầu thang đi xuống quảng trường chính là một trong những đặc điểm thú vị nhất của Choquequirao.

Trên các nền đất cao, các kỹ sư dùng đá trắng để trang trí thành hình dạng lạc đà không bứu. Qua đó giá trị và vai trò của loài động vật này được đề cao, vì người dân dùng chúng trong việc vận chuyển thực phẩm và vật tư.

Hai lạc đà không bứu bằng đá trắng ở Choquequirao (Ảnh: Wikimedia Commons)

Theo học viện văn hóa quốc gia Peru, 6.800 khách du lịch đã đến thăm Choquequirao vào năm 2006, nhiều gấp đôi số lượng ghi trong năm 2003. Tuy nhiên, đây chỉ chiếm 1% số lượng du khách đến Machu Picchu. Một lý do giải thích cho lượng khách ít ỏi này là đường mòn đến Choquequirao thường bị phàn nàn là khó đi gấp hai lần đường mòn đến Machu Picchu.

Tất cả những thứ này có thể sẽ thay đổi trong tương lai gần, khi chính phủ Peru có kế hoạch xây dựng cáp treo để đưa khách du lịch đến địa điểm tham quan chỉ trong vòng 15 phút. Bước phát triển này có thể phần nào thu hút khách du lịch đến nơi đây.

Mặc dù điều đó sẽ mang tăng thêm thu nhập cho chính phủ, nhưng chắc chắn nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự yên bình và tạo ra khó khăn cho việc bảo quản di tích này.

Sẽ rất khó khăn để leo lên đỉnh Choquequirao, nhưng tất cả sẽ thay đổi với kế hoạch xây dựng một cáp treo (Ảnh: Wikipedia Commons)

Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x