Joyeuse – Thanh kiếm huyền thoại của Charles Đại đế

09/05/15, 09:01 Tri thức

Thanh kiếm Joyeuse, được đặt tại bảo tàng Louvre, là một trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử. Hầu hết các ghi chép đều liên hệ thanh kiếm này với Charlemagne vĩ đại, vị vua của người Frank.

Joyeuse, Thanh kiếm của Charlemagne (Wikimedia Commons)

Dù thanh kiếm Joyeuse này có thực sự thuộc về vị vua nổi tiếng, người đã trị vì khoảng 1.200 năm trước đây, hay không, thì nó cũng đã được sử dụng trong vô số các nghi lễ đăng quang, gắn liền với huyền thoại và truyền thuyết cổ xưa.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 802. Truyền thuyết kể rằng thanh kiếm Joyeuse, có nghĩa là “vui vẻ” trong tiếng Pháp, đã được thợ rèn Galas nổi tiếng cặm cụi ba năm để hoàn thành. Thanh kiếm được mô tả với sức mạnh ma thuật, sáng hơn cả ánh Mặt trời và có thể làm mù mắt kẻ địch, bất kỳ người nào giữ thanh kiếm huyền thoại này sẽ không bị ngộ độc. Hoàng đế Charlemagne khi đang trở về từ Tây Ban Nha đã dựng trại nơi thanh kiếm được khai sinh và lấy được nó.

Chế tác tinh xảo của thanh kiếm Joyeuse (Wikimedia Commons)

Charlemagne (742-814 SCN), cũng được biết đến là Charles Đại đế, vua của người Frank. Ông đã chủ trì sự Phục hưng Carolingian. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, ông là người đầu tiên hợp nhất Tây Âu. Ông trị vì một vương quốc rộng lớn bao trùm Pháp, Đức, Ý, Áo ngày nay và các quốc gia nhỏ bé, đồng thời thống nhất Kitô giáo trong đế quốc rộng lớn của mình thông qua chuyển hóa bắt buộc. Ông thực hiện đướng lối quân sự vô cùng tàn bạo, như chém đầu hơn 2.500 người Frank và các thủ lĩnh người Saxon.

Lễ đăng quang của Charlemagne của Raphael, c 1515, (Wikimedia Commons)

Thế kỷ 11, “Trường ca Roland”, một thiên sử thi dựa trên Trận đánh Roncevaux năm 778, diễn tả cảnh Charlemagne cưỡi ngựa xung trận với thanh kiếm Joyeuse bên cạnh.

Charlemagne mang bộ giáp với áo choàng trắng mịn và chiếc mũ sắt nạm đá vàng; bên cạnh ông treo thanh kiếm Joyeuse, không bao giờ có một thanh kiếm tương xứng với nó; màu sắc của nó thay đổi ba mươi lần một ngày.

Một ngày trong trận chiến, Charlemagne mất thanh kiếm Joyeuse và hứa sẽ trọng thưởng cho bất cứ ai có thể tìm thấy nó. Sau nhiều nỗ lực, một trong những binh sĩ của ông đã mang nó về, Charlemagne đã giữ lời hứa của mình, nói: “Nơi đây sẽ được xây dựng và ngươi sẽ là chủ của nó, dòng dõi của ngươi sẽ lấy tên thanh kiếm tuyệt vời của ta: Joyeuse”.

Charlemagne đã cắm thanh kiếm của mình xuống đất để đánh dấu địa điểm mà thị trấn đó sẽ được xây dựng. Theo câu chuyện này, đây là nguồn gốc của thị trấn Joyeuse ở Ardèche của Pháp, được xây dựng tại vị trí này và có tên danh dự của thanh kiếm.

Thị trấn Joyeuse ở Ardèche, Pháp (Wikimedia Commons)

Không có ghi chép lịch sử nào nói về thanh kiếm Joyeuse sau cái chết của Charlemagne. Tuy nhiên, năm 1270, một thanh kiếm được xác định là Joyeuse đã được sử dụng tại lễ đăng quang của Vua Pháp là Philip, lễ được tổ chức tại Nhà thờ Reims, Pháp và cho nhiều vị vua sau đó. Thanh kiếm được cất giữ trong tu viện gần Thánh đường Denis, nơi chôn cất các vị vua Pháp, hiện vẫn nằm trong sự bảo vệ của các nhà sư, ít nhất cho đến năm 1505.

Joyeuse đã được chuyển đến bảo tàng Louvre vào ngày 5/12/1793 sau cuộc Cách mạng Pháp. Nó được vị vua Pháp là Charles X sử dụng lần cuối để đăng quang vào năm 1824 và được biết đến với tư cách là thanh kiếm phụng sự việc đăng quang của các vị vua của nước Pháp.

Vua Louis XIV với thanh kiếm Joyeuse của Hyacinthe Rigaud, 1701. (Wikimedia Commons)

Joyeuse có lưỡi kiếm đặc trưng phong cách Oakeshott XII, rộng, phẳng, thuôn nhọn. Núm chuôi kiếm từ thế kỷ 10 và 11, thanh ngang là nửa sau của thế kỷ 12 và chuôi cầm từ thế kỷ 13.

Chuôi kiếm từng có đường nét hoa iris, nhưng đã được gỡ bỏ tại lễ đăng quang của Napoleon I vào năm 1804. Hai hình con rồng thế kỷ 12 tại thanh ngang với đôi mắt bằng đá xanh. Bao kiếm cũng biến đổi, đó là bao kiếm bằng nhung thêu hoa iris được thêm vào tại lễ đăng quang của Charles X năm 1824. Hai bên của núm chuôi kiếm được trang trí theo kiểu Repoussé, tương tự như đồ trang trí của Scandinavi vào thế kỷ thứ 10 và 11. Bao kiếm bằng vàng, phủ lưới kim cương, được cho là có từ thế kỷ 13 hoặc 14.

Thanh kiếm Joyeuse tại Bảo tàng Louvre (Wikimedia Commons)

Thanh kiếm Joyeuse ngày nay là một minh chứng cho thần khí đặc biệt được sử dụng trong suốt nhiều thế kỷ. Xuất hiện trong lễ đăng quang của các vị vua nước Pháp hàng trăm năm qua, Joyeuse trở thành một biểu tượng cao quý, đại diện cho sức mạnh và quyền lực. Ngày nay, Joyeuse đưa vào danh sách những thanh kiếm vĩ đại nhất trong lịch sử.

Thiên Long, dịch từ ancient-origins

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x