Chạy trốn khỏi Nepal thì có gì sai?

30/04/15, 15:30 Tin Tổng Hợp

Nhóm 10 người của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất ở Nepal đã trở về nước an toàn trong sự dè bỉu của không ít người.

Nepal tan hoang sau động đất. Hơn 8 triệu người bị ảnh hưởng và khoảng 1,4 triệu người rơi vào cảnh thiếu lương thực – Ảnh: Reuters

Họ về nước trễ hơn lịch đã định (đáng ra là ngày 26.4, nhưng về nước vào ngày 28.4). Họ bị một số người đặt câu hỏi rằng, tại sao không xắn tay lên để giúp những người Nepal đang khốn khổ, hoặc chí ít cũng quan sát sự vận hành của hoạt động trong thảm họa.
Họ bị dư luận chất vấn tại sao không là chiếc cầu nối, tại sao lại trở thành những người đầu tiên trở về… tại sao, tại sao…
Chẳng tại sao cả, cá nhân tôi cảm thấy rất mừng khi họ đã trở về nước an toàn.
Họ sẽ làm được gì giữa một đất nước đang tang tóc trong thảm họa? Họ sẽ làm được gì với 8 triệu người đang thống khổ với đói rét? Họ sẽ làm được gì với những đôi bàn tay không (ở Nepal, nước ta chưa có cơ quan lãnh sự) và muôn trùng hiểm nguy đầy chết chóc sau động đất như dư chấn, lở tuyết, cướp bóc vì đói khát?
Họ sẽ làm gì khi mà cái ăn họ chưa chắc đã có? Họ sẽ là gì hơn một gánh nặng, khi mà nước sở tại đang rối bời trong hoạt động khắc phục hậu quả thảm họa?
Họ cứ phải lao vào hiểm cảnh thì dư luận mới vui sao?
Họ không được giao nhiệm vụ phải ở lại và chắc rằng họ trở về vì chưa ai giao cho họ phải ở lại. “Dư luận” không sống trong bối cảnh khủng khiếp đó, có lẽ không thực sự hiểu nỗi sợ hãi. “Dư luận” chỉ ngồi bàn phím để rao giảng đạo đức cho thế giới này hay sao?
Cứ cho là bạn sẽ đủ dũng cảm, dám ở lại để thực thi sứ mệnh cao cả giúp đỡ người dân Nepal đi, thì bạn cũng đâu có quyền bắt người khác phải dũng cảm như bạn?
Nói dại, lỡ như ai đó trong số 10 người kia gặp chuyện bất trắc, dư luận sẽ chăm sóc cho vợ con, gia đình họ chứ?
Họ chẳng có gì sai khi mưu cầu quyền được sống. Là người ai cũng muốn được sống, nhân viên hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cũng là người.
Sẽ có những cách khác để thể hiện tinh thần nhân đạo quốc tế. Xin đừng bắt họ ra “chiến trường” mà không cho họ súng. Trong cái đói rét, súng là thức ăn, súng là quần áo ấm.
Hãy hy vọng họ sẽ thực hiện trách nhiệm công việc của mình, gửi đến Nepal những chuyến hàng gồm tiền bạc, thực phẩm và tình đoàn kết quốc tế.
Để có được hy vọng ấy, phải cho họ được sống, mà phải sống một cách an toàn nhất.

Đặng Sinh*

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người viết báo tại TP.HCM.

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x