Nguyên tắc dùng đũa của người Nhật

29/04/15, 06:00 Tin Tổng Hợp

Không bao giờ xếp chéo hai chiếc đũa lên nhau hay đấu đầu chúng vì người Nhật tin rằng đây là điềm báo vận rủi và liên tưởng đến các hung khí trong tang lễ.

Người Nhật rất quan tâm tới việc dùng đũa và họ có cả những luật lệ dành cho việc tưởng như rất đơn giản này.

Cầm đũa một cách chính xác

Cầm đũa để gắp thức ăn là hành động đơn giản nhưng làm sao cho đúng “chuẩn” lại không dễ dàng. Nhiều du khách thừa nhận phải mất thời gian và thực sự kiên nhẫn mới học được cách cầm đũa theo chuẩn người Nhật.

Đây là các cầm đũa đúng chuẩn của người Nhật. Ảnh: Japan.

Không gắp thức ăn lên thẳng miệng

Nhiều người có thói quen dùng đũa gắp thức ăn từ bát, đĩa chung trên bàn ăn sau đó đưa thẳng vào miệng. Nhưng với người Nhật, họ sẽ gắp thức ăn vào bát trước, tiếp theo mới đưa lên miệng và nhai.

Sử dụng gác đũa

Sau khi ăn xong, người Nhật sẽ để đũa lên chiếc gác thay vì đặt xuống bàn. Ngoài ra, bạn cũng không nên để chéo đũa, điều này liên tưởng đến tư thế nằm của người chết.

Không dùng đũa để bới tung đĩa ăn

Nhất là khi bạn đang ăn uống trên bàn tiệc, điều này sẽ bị đánh giá là tham ăn và bất lịch sự. Ngoài ra, bạn cũng không nên nhúng đũa vào bát súp vì nó gợi cảm giác đang cố gắng làm sạch chúng cũng như thiếu tin tưởng độ cẩn thận của những người rửa bát.

Người Nhật sử dụng khá nhiều đũa trong các bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Goldstein.

Không liếm đầu đũa

Liếm, mút đầu đũa khi đang ăn là một trong những quy tắc ăn uống mà người Nhật luôn nhắc mình không được phép phạm phải.

Không đấu đầu đũa

Bạn không nên đấu đũa khi gắp hay nhận thức ăn từ người khác. Lý do là nó liên tưởng đến hành động đưa xương của người hỏa táng vào các bình tro cốt.

Khi không sử dụng nữa, bạn nên đặt đũa ngay ngắn lên chiếc gác. Ảnh: Everything.

Không dùng đũa như một món đồ chơi

Đũa là dùng để gắp thức ăn, không nên sử dụng vào mục đích khác hay nghịch ngợm chúng. Bạn cũng không nên chà sát các chiếc đũa vào nhau sau khi đã tách ra. Người Nhật sẽ nghĩ bạn coi đũa là thứ rẻ tiền.

Không đưa đũa liên tục qua các món ăn

Bạn không nên cầm đũa đu đưa qua lại trên các đĩa thức ăn với suy nghĩ chọn món trước khi gắp. Điều này bị coi là một hành động tham lam.

Xem thêm:

Anh Minh (theo Japantalk)

Theo VnExpress – Du lịch

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x