Quyền được chết: “Hãy đứng về phía bệnh nhân để nghĩ”

26/04/15, 00:59 Tin Tổng Hợp

Những người đề xuất “quyền được chết” mong muốn dư luận sẽ cảm thông với bệnh nhân, đứng về phía bệnh nhân để nghĩ.

Vừa qua, TS.Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất bổ sung “quyền được chết” vào Luật Dân sự.

Đề xuất này đã gây ra những tranh luận trái chiều trong dư luận, khi nhiều người cho rằng, luật hóa “quyền được chết” là trái đạo đức. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, đây là sự giải thoát cho những bệnh nhân nặng phải chịu đau đớn.

“Quyền được chết” đang gây tranh cãi

Giúp bệnh nhân thoát khỏi tuyệt vọng

Từng đề xuất đưa vấn đề “cái chết êm ái” vào dự thảo Luật Dân số năm 2013, GS.TS Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và các vấn đề xã hội cũng đánh giá, đề xuất “quyền được chết” của Bộ Y tế mang tính đột phá ở Việt Nam trong khi trên thế giới rất ít nước cho phép thực hiện quyền này.

“Với tôi, đây là một cái nhìn thực tế, góp thêm một giải pháp, một sự lựa chọn để thoát khỏi tình thế tuyệt vọng, bế tắc, đau đớn và tốn kém nguồn lực”, GS-TS Nguyễn Đình Cử nói.

Ông Cử cho biết, năm 2013, trong báo cáo đánh giá 10 năm thi hành Pháp lệnh Dân số và khuyến nghị xây dựng Luật Dân số, ông cũng đề xuất quyền được “chết êm ái”. Tuy nhiên, các chuyên gia luật cho rằng, quyền được “chết êm ái” nếu có, nên để trong Luật Dân sự. Vì vậy, hiện nay Ban soạn thảo Dự luật Dân số cũng không đề cập vấn đề này.

Ông Cử cho biết, mặc dù ông chưa có điều kiện để thực hiện một đề tài nghiên cứu về hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của gia đình và những bệnh nhân rơi vào tuyệt vọng, bế tắc, sống thực vật kéo dài nhưng là người nghiên cứu về dân số, ông có thói quen quan sát, theo dõi những hoàn cảnh như vậy.

Hơn nữa, luật pháp nhiều nước trên thế giới đã cho phép công dân quyền “chết êm ái” nên đó là những cơ sở ban đầu để ông có đề xuất “quyền được chết”.

Cũng theo ông Cử, trước khi đề xuất, ông đã lường được khó khăn, thậm chí ông không hy vọng “quyền được chết êm ái” sẽ được thông qua trong tương lai gần.

Tuy nhiên, ông vẫn đưa ra để xã hội tư duy, các nhà khoa học nghiên cứu về “quyền được chết”.

GS.TS Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và các vấn đề xã hội đánh giá, đề xuất “quyền được chết” của Bộ Y tế mang tính đột phá ở Việt Nam

Theo ông, dư luận nên đứng về phía bệnh nhân, hỏi ý kiến của chính những người “trong cuộc”, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. Bởi hiện nay các nước như: Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Luxembourg, Hàn Quốc và một số bang của Thụy Sĩ, Mỹ cho phép quyền được chết. Tức là các nước phát triển bậc nhất đã thừa nhận quyền này. Nếu Luật Dân sự cho phép, Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn áp dụng kinh nghiệm quốc tế để thực hiện “quyền được chết”.

“Tôi nghĩ Bộ Y tế đã nêu lại đề xuất này thì cũng nên thực hiện cuộc điều tra xã hội học về “quyền được chết”, ông Cử đề xuất.

Không thông qua vẫn đáng bàn

Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Huy Quang cho biết, từ 2005, khi xây dựng Dự thảo Luật Dân sự đã có ý kiến đề cập “quyền được chết êm ái”. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa xem xét vì lúc đó, vấn đề này quá mới mẻ.

“Năm 2005, tôi nhận được thông tin phản hồi, thời điểm đó chưa phù hợp khi đưa ra đề xuất “quyền được chết” tại Việt Nam”, ông Quang nói.

Ông chia sẻ: “Dù biết rằng thời điểm này vẫn có những ý kiến trái chiều và một số bác sĩ không muốn thực hiện cái chết nhân đạo cho bệnh nhân, nhưng Bộ Y tế vẫn đề xuất để dư luận và các đại biểu Quốc hội bàn luận”.

Cũng theo ông Quang, đề xuất “quyền được chết” đưa ra bàn bao giờ cũng gây tranh luật gay gắt, thậm chí quyết liệt về các khía cạnh đạo đức và pháp lý. Nếu quyền được chết theo nghĩa rộng là sự lựa chọn của con người để chấm dứt mọi đau khổ.

Tuy nhiên, người ta không muốn tự tử vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của bản thân gia đình mà muốn được chết êm ái. Nhiều người muốn nhờ cơ sở khám chữa bệnh hỗ trợ thực hiện nguyện vọng.

“Chúng tôi chưa nghĩ đến việc Quốc hội có thông qua đề xuất quyền được chết hay không nhưng trong lương tâm, đạo đức, chúng tôi luôn áy náy, dằn vặt. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất với mong muốn dư luận sẽ hiểu hơn về thực tế này hoặc chí ít cũng cảm thông với bệnh nhân, đứng về phía bệnh nhân để nghĩ”, ông Quang chia sẻ.

Ông Quang cũng lo ngại, nếu luật cho phép sẽ vấp phải những vấn đề pháp lý và đạo đức. Về pháp lý, nếu pháp luật cho phép thì việc hỗ trợ người bệnh không phải là giết người hoặc hành vi giúp người khác tự sát. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề đạo đức kể cả pháp luật cho phép. Vì không phải ai cũng dũng cảm để chấm dứt cuộc sống của người khác, dù người ta đang đau đớn vật vã.

“Tôi nghĩ rằng, kể cả pháp luật cho phép, cá nhân người đó có nguyện vọng mới nên xem xét, bằng cách cơ sở khám chữa bệnh, xem nguyện vọng người bệnh, tình trạng sức khỏe trước khi quyết định”, ông Quang nói.

Ông Quang khẳng định, đưa vấn đề “quyền được chết” ra bàn, dù được chấp thuận hay không, nhưng đây cũng là vấn đề đáng bàn và nếu chấp thuận hay không cũng có thước đo về nguyện vọng – “quyền được chết”.

Theo Dân Việt

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x