R-60 – Tên lửa đối không nhẹ nhất thế giới của Việt Nam

15/04/15, 07:40 Tin Tổng Hợp

(Kiến Thức) – Với trọng lượng 43,5kg, R-60 được xem là một trong những loại tên lửa không đối không nhẹ nhất thế giới, có trong trang bị Không quân Việt Nam.

Mời độc giả xem clip MiG-29 phóng R-60:
Trong kho tên lửa không đối không trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam, bên cạnh các mẫu thiết kế mới như R-73, R-27, R-77, chúng ta còn duy trì một số mẫu cũ hơn như R-60, K-13. Trong đó, đáng lưu ý nhất là tên lửa không đối không R-60, được xem là một trong những “sát thủ diệt chim sắt” nhẹ nhất thế giới. Đương nhiên, “nhỏ mà có võ”, R-60 sở hữu sức mạnh không thể xem thường.
R-60 là tên lửa không đối không tự dẫn hồng ngoại, trọng lượng nhẹ do cục thiết kế Vympel phát triển từ cuối những năm 1960 cho tiêm kích đánh chặn MiG-23. Tên gọi ban đầu của nó là K-60 (izdeliye 62), tới khi đưa vào phục vụ từ năm 1974 mới được đổi tên thành R-60 (NATO định danh là AA-8 Aphid).
Tên lửa không đối không R-60.
Khi được chính thức giới thiệu, R-60 đã được xem là một trong những tên lửa không đối không nhẹ nhất thế giới khi mà trọng lượng phóng chỉ là 43,5kg. Tên lửa có chiều dài 2,09m, đường kính thân 120mm.
Thiết kế của R-60 gồm 3 phần chính: đầu dò hồng ngoại ở mũi, tiếp đến là đầu nổ và cuối cùng là động cơ nhiên liệu rắn. Khả năng linh hoạt cực cao của R-60 nhờ vào thiết kế thân ngắn và cơ chế điều hướng với 4 cánh lái nhỏ ở đầu và 4 cánh lái lớn ở đuôi tên lửa. Đặc biệt, 4 cánh nhỏ ở phía mũi, được biết đến với tên gọi “destabilizers”, mang lại sự cải tiến cho khả năng chỉnh hướng bay tại các góc tấn công.
Về đầu tự dẫn, tên lửa R-60 đời đầu trang bị đầu dò hồng ngoại Kolmar, nhưng sau này khi xuất hiện các biện pháp đối phó tên lửa tầm nhiệt (mồi bẫy pháo sáng), thì trên biến thể R-60M giới thiệu năm 1982 tích hợp thêm khả năng chống nhiễu, đầu dò tìm được làm lạnh bằng ni tơ với góc nhìn mở rộng.
Phần đầu nổ, ban đầu R-60 trang bị khối thuốc nổ nặng 3kg dùng ngòi nổ không tiếp xúc. Biến thể cải tiến R-60M trang bị đầu nổ nặng 3,5kg với ngòi nổ radar hoặc ngòi nổ quang học cải thiện khả năng đối phó với hệ thống tác chiến điện tử của đối phương. Ngoài ra, còn một biến thể khác dùng ngòi nổ urani làm nghèo để tăng hết sức mạnh khi công kích.
Tiêm kích MiG-21 Việt Nam mang 2 đạn R-60.
Tên lửa R-60 trang bị động cơ rocket thuốc phóng rắn cho tầm bắn tối đa 8km trên độ cao lớn, nhưng tầm tác chiến lý tưởng chỉ là 4km. Tuy nhiên, ưu điểm của R-60 không phải ở tầm bắn xa mà chính là tầm bắn ngắn nhất của nó chỉ 300m, lợi thế trong các cuộc không chiến quần vòng, cự ly gần.
Dù được thiết kế cho MiG-23 nhưng tên lửa không đối không R-60 có thể mang trên hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ 2-3-4 của Liên Xô. Ví dụ như tiêm kích đánh chặn MiG-21, MiG-25, MiG-29, MiG-31, Su-15 và cường kích Su-17, MiG-27, Su-22, Su-24, Su-25. Thậm chí, R-60 cũng có thể được trang bị trên các trực thăng tấn công Mi-24.
R-60 được Liên Xô xuất khẩu rất rộng rãi cho hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu trang bị tên lửa R-60 cho tiêm kích MiG-21 và cường kích Su-22.
Chiến tích gây tranh cãi
Không như “người tiền nhiệm” Vympel K-13, tên lửa R-60 không lập được nhiều chiến tích vang dội, thay vào đó nó còn phải mang tiếng xấu ngay lần đầu tiên tham chiến.
Ngày 20/4/1978, tiêm kích Su-15 Không quân Liên Xô đã bắn 2 quả tên lửa R-60 vào chiếc máy bay chở khách B707 của hãng hàng không Korean Air Lines khiến 2 hành khách thiệt mạng. Chiếc B707 này bị hỏng hệ thống định vị và bay lạc vào không phận Nga. Vụ việc đã gây ra nhiều tranh cãi giữa Liên Xô, Hàn Quốc và các nước phương Tây.
Chiếc B707 của Hàn Quốc hạ cánh khẩn cấp thành công sau khi trúng 2 quả R-60.
Cũng trong năm 1978, ngày 21/6, tiêm kích MiG-23M do phi công V.Shkinder điều khiển đã bắn hạ 2 trực thăng CH-47 Chinook của Không quân Iran xâm phạm không phận bằng 2 quả R-60 và pháo 30mm.
Trong cuộc chiến tranh Lebanon 1982, các nguồn tin Nga khẳng định Không quân Syria đã sử dụng tên lửa R-60 để hạ tiêm kích hạng nặng F-4, F-16 và Kfirs của Không quân Israel. Dù vậy, quan chức Israel phủ nhận điều này và cho rằng các thiệt hại của Israel đều do hệ thống tên lửa đất đối không.
Chiến tích cuối cùng của tên lửa R-60 là vào năm 1999, tiêm kích MiG-21 Không quân Ấn Độ đã bắn hạ máy bay tuần tra biển tầm xa Breguet Atlantique của Pakistan bằng R-60.

Theo Kienthuc.net.vn

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x