Lời nguyền của những thanh kiếm Muramasa

13/04/15, 08:52 Tri thức

Thời cổ đại, những thanh kiếm được mệnh danh là “linh hồn của Samurai”. Vì vậy, công việc của người thợ rèn kiếm cũng trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Illustrations of Muramasa blades for the game 'Muramasa: The Demon Blade'
Thanh kiếm được mệnh danh là “linh hồn của Samurai” và người thợ rèn kiếm là những bậc nghệ sỹ tài năng.

Trong tác phẩm Bushido: the Soul of Japan của tác giả người Nhật Nitobe Inazo xuất bản năm 1899 khám phá về samurai, những thanh kiếm được mệnh danh là “linh hồn của Samurai”. Bởi vì kiếm rất được tôn kính, nên công việc của người thợ rèn kiếm cũng trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Chương thứ 13 trong tác phẩm của Nitobe, người viết nói về những người thợ rèn kiếm như sau: “Thợ rèn kiếm không phải là một nghệ nhân đơn thuần mà là một nghệ sĩ đầy sáng tạo, và nơi làm việc của anh ta là chốn tôn nghiêm. Hàng ngày anh bắt đầu công việc với lời cầu nguyện và thanh tẩy, hoặc tự nhủ, “anh ta gắn kết linh hồn và tinh thần của mình vào việc rèn và tôi luyện thép”. Mỗi chuyển động của xe trượt, mỗi lượt ngâm vào nước, mỗi ma sát trên đá mài, là một hành động tôn giáo của sự kính trọng”.

Những thanh kiếm được mệnh danh là “linh hồn của Samurai”.

Nhiều thợ rèn kiếm Nhật Bản cổ đại đã trở nên nổi tiếng như những samurai. Một trong số những người nổi tiếng nhất là Muramasa Sengo, chỉ xếp sau Masamune Gorō.

Muramasa Sengo là một tợ rèn kiếm sống vào thời Muromachi (giữa thế kỷ 14 và 16 SCN). Trong một số truyền thuyết, Muramasa được miêu tả là một đệ tử của Masamune, mặc dù điều này là không thể theo lịch sử, vì Masamune đã sống nhiều thế kỷ trước Muramasa.

Muramasa đã được mô tả với tính khí thất thường và dễ kích động bạo lực. Do đó, người ta tin rằng những phẩm chất tiêu cực này từ bậc thầy rèn kiếm đã ép nhập vào những thanh kiếm. Các lưỡi kiếm sau đó sẽ ‘ám ảnh’ người sở hữu chúng, biến họ thành những chiến binh khát máu, giống như chính Muramasa.

Lưỡi kiếm của Muramasa thường trái ngược với những tác phẩm của Masamune. Theo truyền thuyết, Muramasa, người được cho là đệ tử của Masamune, thách thức thầy của mình trong một cuộc tranh tài về rèn kiếm, để chọn ra người thợ rèn xuất sắt nhất nước.

Sau khi hoàn thành những thanh kiếm, họ bắt đầu cuộc thi: Thanh kiếm được cắm xuống dòng sông với lưỡi kiếm hướng ngược lại dòng chảy. Thanh kiếm của Muramasa cắt đứt tất cả mọi thứ trôi qua nó, bao gồm cả cá, lá và thậm chí cả không khí. Ngược lại, thanh kiếm của Masamune không cắt đứt bất cứ thứ gì. Mặc dù vậy, Masamune đã được tuyên bố là người chiến thắng, bởi vì lưỡi kiếm của Muramasa khát máu và chém giết một cách bừa bãi, trong khi thanh của Masamune không làm tổn thương những sinh linh vô tội.

A blade of Katana made by Muramasa in 16th century, in Tokyo National Museum
Một lưỡi kiếm của Katana được thực hiện bởi Muramasa trong thế kỷ 16, tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo (Wikimedia Commons)

Mặc dù tai tiếng xấu xung quanh những thanh kiếm Muramasa tạo ra, chúng không thể bị phủ nhận bởi chất lượng cao và được phổ biến tại Nhật Bản. Có một sự thật hiển nhiên là trường rèn kiếm của Muramasa được truyền lại cho các đệ tử và tiếp tục tồn tại trong hai thế kỷ tiếp theo. Cho đến thời trị vì của Tokugawa Ieyasu, vị Tướng quân đầu tiên của thời kỳ Edo, thanh kiếm của Muramasa không còn được yêu thích.

Cha của tướng quân, Matsudaira Hirotada, và ông nội, Matsudaira Kiyoyasu, cả hai đều bị ám sát bởi thanh kiếm của Muramasa dưới tay thuộc hạ. Vị Tướng quân cũng tự làm bị thương bởi thanh kiếm được tin là của Muramasa khi kiểm tra yari (một loại giáo của Nhật Bản) của một trong các tướng sĩ của mình.

Sword blade, 14th century Japan, signed Muramasa
Lưỡi kiếm, thế kỷ 14 ở Nhật Bản, mang ký hiệu của Muramasa (Wikimedia Commons)

Những sự trùng hợp đã dẫn đến truyền thuyết cho rằng lưỡi kiếm Muramasa có sức mạnh tiêu diệt các thành viên của dòng họ Tokugawa. Do đó, tướng quân quyết định cấm thanh kiếm này. Nhiều lưỡi kiếm bị nấu chảy, một số thì được giấu đi.

Lệnh cấm được tướng quân thực hiện nghiêm khắc, và những người bị bắt vì giữ thanh kiếm Muramasa bị trừng phạt nặng nề. Trường hợp đáng chú ý nhất là của Takanak Ume, lãnh chúa vùng Nagasaki. Năm 1634, vị lãnh chú địa phương bị phát hiện đã tàng trữ 24 lưỡi Muramasa, và do đó buộc phải thi hành nghi thức tự sát.

Mặc dù hình phạt khắc nghiệt, vẫn có người tiếp tục lưu giữ thanh kiếm Muramasa, và thậm chí đã tạo những dấu hiệu khác biệt để che mắt những người cai trị. Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm giả mạo được thực hiện qua nhiều năm, do đó rất khó để xác định thanh kiếm Muramasa đích thực.

According to legend, Muramasa’s blades had the power to kill members of the Tokugawa family. Pictured: Tokugawa Yoshinobu of the Tokugawa clan organizing defenses at the Imperial Palace in 1864
Theo truyền thuyết, lưỡi kiếm Muramasa có sức mạnh tiêu diệt các thành viên của dòng họ Tokugawa. Ảnh: Tokugawa Yoshinobu của gia tộc Tokugawa tổ chức phòng thủ tại Hoàng cung năm 1864 (Wikipedia)

Như một biểu tượng của tuyệt kỹ rèn kiếm Nhật Bản, thanh kiếm Muramasa cũng được đưa vào nền văn hóa phổ biến hiện nay. Tài liệu tham khảo về biểu tượng này có thể được tìm thấy trên các phương tiện truyền thông khác nhau, từ các trò chơi video cho đến phim hoạt hình Nhật Bản và thậm chí tại Đại học Marvel.

An Nhiên – Theo Epoch times

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x