Những hóa thạch cho thấy loài người tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm
Chủ đề về dấu chân khủng long tồn tại bên cạnh dấu chân người sẽ làm các nhà địa chất, khảo cổ trên toàn thế giới rùng mình, dù có lẽ phần lớn đã quay lưng đối với vấn đề này, nhưng sự thật vẫn tồn tại và luôn là “cái gai” trong dòng lịch sử chính thống.
Rất nhiều trường hợp dấu chân hóa thạch của con người đã được chấp nhận, nhưng đó là trước khi Mary Leaky phát hiện dấu chân ‘Lucy’ ở Laetoli có độ tuổi ước lượng khoảng 3.7 triệu năm. Đây là phát hiện không thể bác bỏ trong hồ sơ về dấu chân người cổ nhất. Tất cả dấu chân khác trên các địa tầng đá từ trước đến nay đều bị coi là trò lừa đảo hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Các ví dụ sau đây là một tập hợp các trường hợp đã được công nhận về (tàn tích) dấu chân người ở địa tầng “già” hơn 3.7 triệu năm:
Năm 1983, Giáo sư Amanniyazov, Viện trưởng Viện Địa chất Turkmenia, báo cáo lại về thứ xuất hiện giống như một dấu chân người ở thời Đại Trung sinh: “Mùa xuân năm đó, một đoàn thám hiểm đến từ Viện Địa Chất thuộc Viện Khoa học Turkmen đã phát hiện hơn 1.500 dấu vết để lại của loài khủng long ở vùng núi phía Đông Nam Cộng hòa Turkmenistan. Những vết hằn tương tự hình dạng một dấu chân người được phát hiện bênh cạnh dấu chân của loài động vật tiền sử này”. (Rubstov, “Theo vết Khủng long“, Bản tin Moscow, Số 24, trang 10, năm 1983).
Tiến sĩ Amanniquazov đã sốc và không thể tin rằng một dấu chân người có thể nghiễm nhiên nằm bên cạnh dấu chân những con khủng long. Ông ấy thảo luận về dấu chân này và nói: “Nếu chúng ta nói về dấu chân người, thì nó phải được tạo ra bởi con người hay động vật giống người. Ngạc nhiên thay, dấu chân này lại tồn tại trên cùng một bề mặt có các dấu vết khủng long. Chúng ta có thể nói dấu chân này không phải là 5 hay 10, mà ít nhất là 150 triệu năm tuổi. Nó dài 26 cm, có cỡ chân 43 EEE, và chúng tôi cho rằng bất kỳ ai để lại dấu chân này đều cao hơn so với chúng ta… điều này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong khoa học của nhân loại”. (Amanniyazov, Kurban, Khoa học Xô Viết 986, “Những người bạn khủng long cổ xưa“, trang 103 – 107).
Ngoài ra còn có đoạn trích dẫn từ nhà báo Nga là Alexander Bushev, người điều tra những dấu chân khủng long: “Điều bí ẩn nhất là dấu chân người đã được tìm thấy trong số những dấu chân khủng long… Chúng ta biết rằng con người xuất hiện muộn hơn nhiều so với khủng long, phải chăng đó là một người ngoài hành tinh đi dạo trong bộ đồ bơi dọc theo bờ biển”. (Bushnev, Alexander, Komsomolskya Pravda, 31/1/1995, trang 61).
Dấu chân Zapata
Hình ảnh dấu chân Zapata tìm thấy trong lớp đá vôi thuộc kỷ địa chất permi ở New Mexico. Năm 1987, không xa di tích khảo cổ Zapata, nhà cổ sinh vật học Jerry MacDonald đã phát hiện ra một loạt các dấu chân hóa thạch tuyệt đẹp được bảo quản trong các tầng lớp đá Permi. Di tích khảo cổ ở núi Robledo chứa hàng nghìn các dấu chân và dấu vết của động vật không xương sống, đại diện cho hàng chục loài động vật khác nhau.
Do tình trạng bảo quản tốt và sự đa dạng của các dấu chân, di tích khảo cổ này được xem là di tích thuộc kỷ địa chất permi ban đầu và quan trọng nhất được phát hiện. Một số người tham quan di tích này nhận xét rằng nó có những dấu chân trần hệt như được in. “Dấu vết hóa thạch mà MacDonald đã thu thập được bao gồm cả thứ mà các nhà sinh vật gọi là ‘phân loại bí ẩn’. Ví dụ, trên một đoạn đường in nhiều dấu vết, xuất hiện dấu chân một sinh vật ba ngón đi được vài bước, rồi biến mất như thể nó đã cất cánh bay. McDonald cho biết: ‘Chúng tôi không biết bất kỳ con vật có ba ngón nào trong kỷ địa chất permi. Và cũng không có loài chim nào như thế cả’. Tôi cũng tìm thấy rất nhiều dấu chân của một loài vật di chuyển bằng hai chân sau, một số con khác thì giống khỉ. Trên một cặp đá bột kết, tôi thấy một số dấu chân lớn bất thường, sâu và đáng sợ, năm đầu ngón chân cong lại, giống như móng tay, trông giống như dấu vết của con gấu. MacDonald miễn cưỡng nói, ‘chắc chắn là chúng’. Các nhà khoa học thừa nhận động vật có vú tiến hóa rất lâu sau kỷ địa chất Permi, nhưng những dấu vết này rõ ràng là thuộc kỷ địa chất Permi.
(“Hóa thạch những dấu chân: Cuộc diễu hành đáng kinh ngạc của sinh vật kỷ địa chất Permi”, Viện Smithsonian, tập 23, tháng 7/1992, trang 70..)
‘Người phụ nữ trên đảo Guadeloupe’
‘Người phụ nữ trên đảo Guadeloupe’ là một phát hiện được xác thực tại Bảo tàng Anh trong hơn một nửa thế kỷ. Năm 1812, trên bờ biển thuộc quần đảo Carbie Guadeloupe của Pháp, một bộ xương người đã được tìm thấy. Các bộ phận của bộ xương đều hoàn hảo trừ chân và đầu. Bộ hài cốt thuộc về một phụ nữ cao khoảng 5 foot 2 inch [1,554 m].
Điều đáng chú ý ở đây là bộ xương được tìm thấy nằm bên trong lớp đất đa vô cùng cứng, đây là lớp đá vôi rất cũ, và là một phần của thành hệ địa chất trải dài hơn một dặm dài [1,609 km]! Các nhà khảo cổ học hiện đại xác định thành hệ địa chất này khoảng 28 triệu năm tuổi, cách thời điểm con người xuất hiện trên Trái Đất đến 25 triệu năm!
Khi mà niên đại của một hóa thạch người bình thường không phù hợp với thuyết tiến hóa, người ta sẽ không thể tìm thấy ‘Người phụ nữ Guadeloupe’ trong sách giáo khoa. Vì điều này có thể làm sụp đổ thuyết tiến hóa, một lý thuyến nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu khác.
Khi các khối đá vôi nặng hai tấn chứa hóa thạch người phụ nữ Guadeloupe lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Anh năm 1812, nó được xem là bằng chứng của nạn Đại Hồng thủy trong Kinh thánh. Nhưng đó là vào 20 năm trước khi Lyell xuất hiện, và 50 trước khi Darwin xuất hiện. Năm 1881, người ta đã lặng lẽ đưa mẫu vật này xuống tầng hầm, và nó vẫn còn ở đó cho tới ngày nay.
Viện Smithsonian thừa nhận vấn đề
Năm 1987, nhà khảo cổ học Jerry MacDonald đã phát hiện một loạt hóa thạch của rất nhiều loài động vật và chim khác nhau, nằm trong tầng địa chất thuộc kỷ Permi. Trong số các dấu vết hóa thạch khác nhau có hằn rất rõ ràng dấu vết của một bàn chân người. Tuy nhiên, địa tầng thuộc kỷ địa chất permi có niên đại từ 290 đến 280 triệu năm trước. Hàng triệu năm trước khi xuất hiện động vật, chim, khủng long, và con người. Vậy giải thích những dấu vết này như thế nào đây?
Vào tháng 7/1992, tạp chí Smithsonian đã có một bài viết về những dấu vết này tên là “Hóa thạch những dấu chân: Cuộc diễu hành đáng kinh ngạc của sinh vật kỷ địa chất Permi”. Bài báo thừa nhận các bí ẩn, thừa nhận rằng “cái mà các nhà sinh vật học vẫn gọi là ‘phân loại bí ẩn‘”. Các nhà khoa học thừa nhận động vật có vú tiến hóa rất lâu sau kỷ địa chất Permi, nhưng những dấu vết này rõ ràng là thuộc kỷ địa chất Permi.
Điều đáng khen ngợi là MacDonald và viện Smithsonian đã công khai thừa nhận sự tồn tại của những dấu vết mâu thuẫn với thuyết tiến hóa, còn điều đáng nói là họ chỉ đề cập đến dấu chân động vật có vú và chim, chứ không đề cập đến dấu chân con người được tìm thấy.
Điều thú vị là, từ khi những dấu chân được phát hiện, người theo thuyết tiến hóa đã không cố gắng để tranh luận tính xác thực và vạch trần chúng. Họ cũng không cố gắng để lập luận rằng dấu chân không phải là của con người. (Thường họ chỉ nói rằng dấu hằn “trông như” một dấu chân người.) Họ đã cố ý im lặng.
Thanh Phong, dịch từ Ancient Wisdom