Y học cổ: Thuốc hành tỏi 1.000 năm có thể tiêu diệt siêu khuẩn hiện đại

04/04/15, 08:22 Văn minh cổ đại

Trước sự ngạc nhiên và hứng thú của các nhà nghiên cứu, một loại thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng mắt của người Anglo-Saxon từ thế kỷ 19, đã được sử dụng thành công để tiêu diệt vi khuẩn ngoan cường được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Bald_v2
Hướng dẫn về thuốc làm từ hành và tỏi điều trị mắt từ bản thảo Bald’s Leechbook của người Anglo-Saxon. Một phương thuốc đã được tìm thấy để diệt vi khuẩn MRSA. (Wikimedia Commons)

Phương thuốc cổ đại này gồm hành tây, tỏi, mật bò và rượu vang, có thể là một vũ khí hiệu quả để chống lại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh hiện đại như MRSA.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học Sinh học Phân tử, Đại học Nottingham, Vương quốc Anh, và Tiến sĩ Christina, một chuyên gia về người Anglo-Saxon, đã làm việc cùng nhau để tạo ra phương thuốc 1000 năm tuổi được tìm thấy trong cuốn sách Bald’s Leechbook, còn được gọi là Medicinale Anglicum. Đây là một trong những cuốn sách y học sớm nhất với những bài thuốc viết bằng tiếng Anh Trung cổ.

Cuốn Bald’s Leech-book gồm các đơn thuốc, có cả một số bùa chú, một bảng tra cứu các loại thảo mộc, bài luận ngắn về nhiễm trùng đường tiết niệu, chữa lành vết thương, sử dụng các loại thảo mộc,… (Ảnh Wikipedia Commons)

Theo tờ BBC, thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mắt gồm các thành phần: tỏi, hành tây (hoặc tỏi tây), rượu vang và mật bò. Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi thấy rằng các thành phần riêng rẽ có ảnh hưởng rất nhỏ, nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau loại thuốc này có hiệu quả diệt đến 90% vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

MRSA là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Đây là một bệnh khó điều trị, vì vi khuẩn phát triển theo cách tự nhiên để kháng thuốc kháng sinh hiện đại và được xếp vào nhóm “siêu vi khuẩn”.

Hình ảnh của vi khuẩn trên kính hiển vi điện tử: vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA).

Tiến sĩ Freya Harrison thuộc Đại học Vi sinh vật học, đã nói về khám phá này trong bài viết đăng trên trang chủ Đại học: “Chúng tôi chỉ nghĩ rằng thuốc điều trị mắt của Bald có thể biểu hiện chút hoạt tính kháng sinh nào đó, bởi vì mỗi thành phần trong đó đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng giết vi khuẩn trong thí nghiệm, như muối đồng và muối mật, và các cây họ tỏi; chúng sản sinh ra các hóa chất làm cản trở khả năng gây tổn hại mô của vi khuẩn. Tuy nhiên, chúng tôi đã hoàn toàn bất ngờ trước hiệu quả kết hợp các thành phần lại với nhau”.

“Các phương thuốc cổ đại cho thấy tác dụng kháng khuẩn tốt hơn thuốc kháng sinh hiện đại thông thường”.

Hơn nữa, hiệu quả của phương thuốc đã chứng minh cho các nhà nghiên cứu thấy rằng, các thầy thuốc Anglo-Saxon có thể đã sử dụng quá trình quan sát và thử nghiệm khoa học hiện đại, để điều chế phương thuốc của mình.

Hình trên cùng: Các thầy thuốc đưa chén thuốc dược thảo từ cỏ Long Nha cho hai chiến binh bị thương do kiếm. Hình dưới: Các thầy thuốc đưa chén thuốc cỏ Tiên Khách Lai để chữa vết rắn cắn. Các dược thảo này có thành phần được ghi bên góc của hình ảnh, người viết mô tả bằng tiếng Anh Arnote nghĩa là “nấm truyp”. Tên này được người Anglo-Saxons dùng để đề cập đến một loạt thực vật có củ. [Hình ảnh này được lấy từ Wellcome Images, một tổ chức từ thiện toàn cầu có trụ sở tại Vương quốc Anh]
Tờ NewScientist dẫn lời giải thích của những người chuyên nghiên cứu các loại thuốc cổ xưa: “Nó không phải là loại thuốc hiện đại đầu tiên bắt nguồn từ các ghi chép cổ, loại thuốc chống sốt rét được dùng rộng rãi là artemisinin  (Thanh Hao Tố) đã được phát hiện trong y thư cổ Trung Quốc.”

Hiện tại các nhà khoa học đang tìm kiếm để mở rộng sự hiểu biết của họ về y học Trung Cổ và các phương pháp nghiên cứu, bởi vì các công thức thuốc này tồn tại trong thời điểm trước khi xuất hiện kiến thức về lý thuyết mầm bệnh hay phương pháp khoa học như chúng ta biết ngày nay.

Trên một thông cáo báo chí ở Đại học, Tiến sĩ Lee cho biết nghiên cứu mới sẽ “cải thiện đáng kể sự hiểu biết của chúng ta về trí tuệ và y học thực nghiệm thời Trung Cổ, đồng thời có thể tiết lộ những phương pháp mới để xử lý các vi khuẩn đáng gờm gây nên bệnh tật và chết chóc”.

Trong tuần này những phát hiện của nhóm nghiên cứu sẽ được trình bày tại hội nghị Hiệp hội Vi sinh ở Birmingham, Anh.

Thanh Phong – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x