Tin 18h30: Các tiểu đoàn tình nguyện của Ukraine “rầm rập” kéo về Kiev
Một số tiểu đoàn tình nguyện rút khỏi mặt trận, kéo về Kiev mang theo vũ khí, Nga sa thải 2 quan chức cấp cao trong Chính phủ, Hạ viện Mỹ thúc giục Tổng thống Obama gửi vũ khí sát thương cho Kiev…
Nga: * Người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov lên tiếng, việc “đổ trách nhiệm” cho Moscow về hành động của phe ly khai ở miền đông Ukraine là một phần chiến dịch nhằm “phỉ báng ông Putin và đổ mọi tội lỗi cho ông”. Ông cho hay: “Trái ngược với những gì NATO và các nước châu Âu nhận định, lực lượng chiến đấu ở Donbass không phải con rối trong tay chúng tôi. Tổng thống Putin có ảnh hưởng đến họ, bởi vì họ tôn trọng ông, nhưng ông không thể yêu cầu họ hạ vũ khí”.
* Hôm 23/3, Tổng thống Vladimir Putin đã có một quyết định bất ngờ khi sa thải hai quan chức cấp cao trong chính phủ sau khi xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng nội bộ điện Kremlin đang rạn nứt. * Kết quả thu được từ cuộc khảo sát gần đây tại Nga cho thấy, gần 70% người Nga nhận định Moscow đóng một vai trò hàng đầu trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu.
Ukraine: * Từ 1/4, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho biết, lúc hợp đồng giữa hai bên kết thúc, Kiev sẽ tạm dừng mua khí đốt của Nga với lý do giá quá cao. Kiev, vốn trước đây luôn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, hiện đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung nhằm tránh thiệt hại khi những căng thẳng giữa hai nước leo thang từ đầu năm 2014. Ukraine cũng đang cố gắng để thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong 3 đến 4 năm tới.
*Tờ Vesti của Ukraina hôm qua (23/3) đưa tin, binh lính của một số tiểu đoàn đã rút khỏi mặt trận và kéo về Kiev mang theo vũ khí. Chưa có thông tin về mục đích của hành động này – Vesti cho biết, song cho rằng nó có thể liên quan đến tình hình xung quanh thống đốc vùng Dnipropetrovsk, trùm tài phiệt Igor Kolomoisky.
*Bộ trưởng Nội vụ Ukraina Arsen Avakov đã yêu cầu các tay súng đang chiếm giữ trụ sở công ty dầu khí nhà nước Ukrnafta phải hạ vũ khí trong vòng 24 giờ.
Mỹ: * Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/3 thông báo một loạt biện pháp mới nhằm thu hút thêm đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế. *Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tổng thống Obama gửi thêm vũ khí sát thương cho Kiev bất chấp lệnh ngừng bắn đang vô cùng mong mang tại miền đông nước này.
Anh: * Hôm thứ Hai (23/3), Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nhận định: “Cả Rumani và Anh đều sẽ không bị nao núng bởi các mối đe dọa nhắm vào NATO hay các thành viên của liên minh”.
* Thủ tướng Anh David Cameron cho biết sẽ không làm đến nhiệm kỳ ba. Việc này đã đặt giới hạn thời gian cho tương lai trên cương vị thủ tướng của ông và mở ra các cuộc thảo luận về người có tiềm năng. Ông cho biết nếu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 tới, ông sẽ phục vụ trong 5 năm nữa. Và khi nhiệm kỳ thứ 2 kết thúc vào 2020, ông sẽ dừng bước.
NATO: * Ngày 23/3, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) bổ nhiệm Tướng Denis Mercier, Tư lệnh Không quân Pháp, giữ chức Tư lệnh tối cao Bộ chỉ huy chuyển đổi liên minh (SACT), kế nhiệm Tướng Jean-Paul Paloméros cũng thuộc Không quân Pháp.
Italy: * Trong một sự kiện thường niên mang ý nghĩa quốc gia, tại thành phố Bologna, miền Bắc Italy, hơn 200.000 người đã xuống đường tuần hành chống mafia và tưởng nhớ các nạn nhân đã thiệt mạng vì mafia.
Hy Lạp: * Báo Toàn cảnh Frankfurt Chủ Nhật của Đức dẫn tính toán của Liên minh châu Âu cho biết Hy Lạp sẽ rơi vào cảnh “rỗng túi” vào ngày 8/4 tới nếu không nhận được các khoản tiền bổ sung từ các thể chế tiền tệ quốc tế. Latvia: * Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite, ngày 23/3, ký ban hành Luật khôi phục tạm thời chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc trên toàn quốc. Văn bản này đã được Quốc hội Litva phê chuẩn ngày 19/3 vừa qua.
Tusinia: * Ngày 23/3, Thủ tướng Tunisia Habib Essid đã sa thải một số quan chức an ninh cấp cao của nước này sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Bảo tàng Bardo. Trung Quốc: * Hôm 24-3, Tòa án nhân dân Trung cấp TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc thông báo 3 kẻ cầm đầu vụ tấn công khủng bố vào một nhà ga ở khu vực này hồi năm ngoái đã bị xử tử.
Myanmar: * Một thành viên cấp cao của Chính phủ Myanmar cho biết nước này sẽ mời các quan sát viên của Trung tâm Carter (có trụ sở ở Mỹ) và Liên minh châu Âu (EU) tham gia giám sát cuộc tổng tuyển cử cuối năm nay, theo Reuters ngày 24.3.
Campuchia: *The Cambodia Daily ngày 24/3 đưa tin, một thành viên Quốc hội Ukraine và là cựu Giám đốc kênh truyền hình Ukraine TV1 đang bị truy nã bởi các nhà chức trách Campuchia vì cáo buộc cưỡng hiếp trẻ vị thành niên tại Phnom Penh năm 2011. Tên tuổi của nghị sĩ này đã được đưa vào danh sách truy nã của cảnh sát toàn cầu Interpol.
Phương Lâm (tổng hợp) |
Theo Infonet