Cấm tuyệt đối thi tuyển lớp 6

18/03/15, 10:20 Tin Tổng Hợp

Bộ GD-ĐT đã chính thức khẳng định lại một lần nữa: “Tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6” và không đưa ra bất cứ ngoại lệ nào.

Những năm trước để vào được Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, học sinh phải vượt qua cuộc thi hết sức căng thẳng – Ảnh: Ngọc Thắng

Phải xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp

Trên Báo Thanh Niên ra ngày 11 và 12.3 có bài phản ảnh về sự lúng túng của các trường THCS trước quy định của Bộ không tổ chức thi tuyển học sinh (HS) vào lớp 6. Nhiều sở GD-ĐT có kế hoạch xin cơ chế “đặc thù” cho được tổ chức thi tuyển.

Ngày 17.3, Bộ GD-ĐT đã phát đi một công văn do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký, hướng dẫn cụ thể hơn về việc không thi tuyển vào lớp 6. Công văn này cho biết: Trong quá trình thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học, một số sở GD-ĐT đã đề nghị Bộ hướng dẫn cụ thể hơn về tuyển sinh lớp 6 đối với các trường THCS có số lượng HS đăng ký vào học vượt nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh.

“Sẽ xây dựng phương án phù hợp với chỉ đạo”

Trao đổi với Thanh Niên chiều qua, một quan chức ở Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng dù chưa nhận được công văn của Bộ nhưng không xin được cơ chế đặc thù Sở sẽ phải nghiêm túc chấp hành lệnh “cấm thi”. Chỉ có điều xây dựng phương án tuyển sinh ra sao đối với những trường lâu nay vẫn thi tuyển là điều phải cân nhắc, tính toán thật kỹ, sau đó trình UBND thành phố phê duyệt.

Tương tự như vậy, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Sở sẽ xây dựng phương án phù hợp với chỉ đạo của Bộ và trình UBND TP quyết định”.

T.Mai – B.Thanh

Về vấn đề này, Bộ có ý kiến như sau: THCS là cấp học phổ cập với đối tượng là thanh, thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi chưa tốt nghiệp THCS. Việc tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục phải bảo đảm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS trên từng địa bàn; tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo kế hoạch, không vượt quá quy định về sĩ số HS trên lớp và số lớp so với khả năng đáp ứng của nhà trường về tỷ lệ giáo viên/HS, điều kiện phòng học và cơ sở vật chất khác theo quy định hiện hành. “Quy chế tuyển sinh THCS hiện cũng quy định tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển”, công văn của Bộ viện dẫn.

Đối với các cơ sở giáo dục có số lượng HS đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ quy định rõ: “Các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục này căn cứ các quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyển HS vào lớp 6”.

Công văn này còn yêu cầu các sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24.12.1996, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa 8 “không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS, trừ các trường năng khiếu về nghệ thuật và thể thao”.

“Tôi thấy nhẹ cả người”

Sau khi biết được chỉ đạo rõ hơn của Bộ GD-ĐT, trao đổi với Thanh Niên, anh Nguyễn Ngọc Khôi, phụ huynh có con học lớp 4A1 Trường tiểu học Thăng Long, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ quan điểm: “Có thể quy định này khiến sở GD-ĐT và trường THCS cho rằng làm khó cho họ. Tuy nhiên, tôi thấy đồng tình với Bộ. Có những chuyện không thể phân định đúng/sai, mà vấn đề là anh chọn lý thuyết nào để theo đuổi. Bộ đang theo đuổi lý thuyết là giảm tải gánh nặng học hành cho trẻ con nên các quy định buộc phải thống nhất với lý thuyết này”.

Còn với tư cách phụ huynh, anh Khôi nói: “Tôi thấy nhẹ cả người”. Anh Khôi phân tích: “Thật ra mình không kỳ vọng cho con vào Ams (Trường Hà Nội – Amsterdam – PV), nhưng có nó và có một kỳ thi tuyển sinh mà con mình thuộc loại không dốt lắm thì mình vẫn buộc phải quan tâm, chí ít là cho nó “thử sức”. Cái việc “thử sức” tưởng như sẽ không vấn đề gì với những người không tham vọng nhưng ít hay nhiều vẫn sẽ là một trải nghiệm “thất bại” khi con không đỗ. Cái “được” sau trải nghiệm thất bại này là gì thì nó cũng rất mơ hồ, rất phiêu lưu”.

Tuy nhiên, chị Thanh Hà, có con học lớp 5 Trường tiểu học Nam Thành Công, thì lại đầy nuối tiếc: “Tôi đã cho con luyện thi cả 3 năm nay, nếu không thi thì bao nhiêu công sức, tiền của sẽ có nguy cơ “đổ đi” vì tuyển sinh cách khác liệu có phù hợp với cách mà cháu nhà chị vẫn học ôn bấy lâu nay?”.

Lo tiêu cực nảy sinh

“Chưa nghĩ ra cách nào” là ý kiến của lãnh đạo các trường THCS vốn vẫn quen nếp thi tuyển vào lớp 6. PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Trường dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), tỏ ra bất ngờ khi trường ngoài công lập không phải là “ngoại lệ” trong lệnh cấm thi tuyển. Ông cho biết: “Tôi sẽ suy nghĩ để tìm ra phương án tuyển sinh nào đó thay thế. Tuy nhiên, tạm thời thì chưa nghĩ ra cách nào khả thi vì không chỉ HS toàn thành phố mà còn cả những HS không có hộ khẩu ở Hà Nội cũng được quyền đăng ký dự tuyển vào trường.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường dân lập Marie Curie, đặt vấn đề: “Hơn 20 năm nay trường tôi vẫn tổ chức thi tuyển, nay nếu không thi văn hóa là toán, tiếng Việt thì tôi có thể chọn năng khiếu về ngoại ngữ hay không?”.

Trường THCS Cầu Giấy được thành lập theo mô hình trường chất lượng cao nhưng do chưa có quyết định công nhận nên lâu nay vẫn hoạt động là một trường công lập bình thường. Tuy nhiên, do có cơ sở vật chất tốt cộng với đội ngũ giáo viên được tuyển chọn theo tiêu chí “chất lượng cao” mà học phí lại rất thấp nên HS phải thi tuyển gắt gao, thậm chí 1 “chọi” hơn 10. Trường này bên cạnh thi tuyển thì lâu nay vẫn dành một số lượng nhất định để tuyển thẳng HS có thành tích hoặc năng khiếu.

Không thi tuyển ở những trường đặc thù, để giải bài toán này nhiều ý kiến vẫn nhắc lại quan điểm nên xóa bỏ cơ chế “đặc thù” mà các tỉnh, thành “tự xưng” cho các trường. Chẳng hạn, Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trần Đại Nghĩa TP.HCM chỉ nên tồn tại hệ THPT, không nhất thiết phải có hệ THCS như giải thích là mô hình thực hiện thí điểm hệ THCS đào tạo trình độ cao, chất lượng cao, tạo nguồn cho tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên.

PGS Văn Như Cương cho rằng điều đáng lo nhất khi lệnh cấm thi nhưng vẫn cho những trường “đặc thù” ấy tồn tại là việc nảy sinh hiện tượng tiêu cực để bằng cách này, cách khác “chạy” trường.

Ý kiến

Có thể khảo sát năng lực phẩm chất

“Hiện nay cán cân cung cầu của mô hình lớp 6 khá lệch nhau và nếu không có hình thức tuyển sinh mang giá trị công bằng thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng chạy chọt, gửi gắm… Do đó, Sở phải có phương án tuyển sinh, chẳng hạn là hình thức khảo sát năng lực phẩm chất. Từ mục tiêu đào tạo, trường sẽ quyết định hình thức như thế nào, áp dụng ra sao một cách phù hợp”.

Cao Huy Thảo
(Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc)

Xóa mô hình chuyên ở bậc THCS

“Đã là chủ trương của Bộ GD-ĐT thì cần có sự nhất quán trong quá trình thực hiện. Bây giờ nhất định không tổ chức thi tuyển lớp 6 thì cũng nên xác định thực hiện đúng quy định không có mô hình lớp chuyên, trường chuyên ở bậc THCS”.

(Nguyên Hiệu trưởng một Trường THCS tại Q.Tân Bình, TP.HCM)

Tuệ Nguyễn

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x