Quay quắt nơi đỉnh hạn

10/03/15, 16:30 Tin Tổng Hợp

Mới ra giêng, con đường từ QL1A đến xã Phước Ninh – vùng đất cực nam của tỉnh Ninh Thuận – như bị hun khói, cây cối chuyển màu xám xịt. Thiếu nước, sắc xuân biến mất, đất đai cằn khô, nứt nẻ, đàn cừu uể oải sục mõm tìm kiếm thức ăn trong gốc xương rồng.

Người dân Ninh Thuận gồng mình đào ao tìm nước chống hạn. ảnh: Mai Phương

Thiếu nước sản xuất

Từ cuối tháng 1 đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã 3 lần ban hành văn bản chỉ đạo triển khai kế hoạch phòng chống hạn hán và chống cháy rừng, đồng thời yêu cầu Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống hạn của tỉnh xem xét, ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân xã Nhơn Hải và một phần xã Thanh Hải (huyện Ninh Hải), do ở cuối nguồn của hệ thống cấp nước.

Theo đó, người dân ở những nơi không nhận được nước sạch từ nguồn của Công ty CP cấp nước Ninh Thuận và Trung tâm Nước sạch VSMT nông thôn thì sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí mua nước phục vụ sinh hoạt. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Xuân Hòa cho biết: “UBND tỉnh Ninh Thuận đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí chống hạn vụ đông-xuân năm 2014 – 2015 và vụ hè-thu 2015 với xấp xỉ 113 tỉ đồng; trong đó, đầu tư các công trình cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân hơn 56 tỉ đồng, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong điều kiện hạn hán khoảng 57 tỉ đồng”.

Nơi đỉnh hạn, nước không sạch vẫn quí hơn vàng.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận, hiện 250ha gieo trồng ngoài kế hoạch của huyện Thuận Bắc có nguy cơ không đảm bảo nguồn nước tưới, vì hiện tại nguồn nước hồ sông Trâu còn rất ít (khoảng 4 triệu mét khối), chỉ đủ cấp nước sinh hoạt cho người dân và nước uống cho gia súc. Riêng huyện Thuận Nam, đến thời điểm này mới chỉ xuống giống được 230ha trong tổng số 3.000ha đất trồng lúa. Ông Nguyễn Đức Trọng – Chủ tịch UBND xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) – cho biết: “Không có nước, hơn 550ha ruộng của cả xã đến giờ này vẫn chưa cày”.

Khát nước sinh hoạt

Tại xã Phước Trung (huyện Bác Ái), nơi được xem là đỉnh hạn nhiều tháng qua, ông Trần Quý Dương – Chủ tịch xã – cho hay: “Toàn xã đã thiệt hại trên 240ha lúa và hoa màu, hàng trăm hécta đất sản xuất phải bỏ hoang do nắng hạn. Thiếu thức ăn, nước uống, có khoảng hơn 800 con cừu của các trang trại chăn nuôi đã chết.

Đàn gia súc của toàn xã còn gần 5.800 con, khô hạn kéo dài, đồng cỏ biến mất, thức ăn không còn, nhu cầu nước uống của gia súc càng tăng… nên chúng tôi đang lo dịch bệnh trên đàn gia súc, rất có thể sẽ lây lan sang người. Vì vậy, cùng với việc hỗ trợ nước uống và lương thực, đồng bào dân tộc Raglei ở Phước Trung rất cần được sự quan tâm hướng dẫn chăm sóc về y tế”.

Theo ông Dương, trước mắt, “để cứu đói cho các hộ nghèo, UBND xã đã cấp gạo cho bà con với mức 15kg/khẩu. Nhưng, do không có nước phục vụ sản xuất, theo chỉ đạo của UBND tỉnh và khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, chúng tôi đã thông báo cho toàn xã không xuống giống vụ đông-xuân. Điều đó nghĩa là, trong vòng 6 tháng tới, người dân Phước Trung sẽ không có bất cứ nguồn thu nhập nào; nếu không kịp thời cứu đói, thì không chỉ hộ nghèo, mà hộ cận nghèo cũng chẳng còn gì để ăn”.

Dọc các thôn từ Tham Dú đến Rã Giữa, Đồng Dày… nắng nóng đã đốt cháy hết cỏ cây. “Không có cái ăn, cái bụng đói lắm, nhưng không có nước nên cả làng thất nghiệp” – Katơr Nhi – Già làng Rã Giữa – vừa kêu trời vì khát, vừa nói: “Cây xương rồng sống không nổi thì con người làm sao chống chọi được. Thiếu nước sinh hoạt, đồng bào Raglei ở 4 thôn Rã Giữa, Giá Trung, Đồng Dày, Tham Dú rủ nhau đi khắp nơi tìm nước. Dân làng đã đào đi, đào lại… lòng suối cạn, chắt gạn từng ca nước đục ngầu. Nước ấy có lẫn nhiều lá mục với phân bò, nhưng có còn hơn không”.

Khô hạn sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 4

Chiều 9.3, ông Võ Anh Kiệt – Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ – cho biết, hiện tình hình khô hạn tại các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa diễn ra căng thẳng. Tại Ninh Thuận, mực nước các sông, suối tiếp tục giảm gần và dưới mực nước chết, tình trạng khô hạn, thiếu nước xuất hiện diện rộng, hạn hán cấp độ 2. Tình trạng khô hạn nghiêm trọng diễn ra ngay đầu mùa khô năm nay là do El Nino đạt đỉnh trùng với mùa khô; trong khi lượng mưa năm 2014 thiếu hụt nghiêm trọng, tổng lượng mưa đều thấp hơn từ 250 – 600mm so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng kỳ. Dự báo, thời gian tới tiếp tục không mưa, ngày nắng nhiều (từ 9 – 11h) nên tình trạng thiếu nước, khô hạn và xâm nhập mặn ở một số địa phương sẽ còn tăng, cao điểm đến tháng 4.2015. Thanh Thúy

Theo Lao Động

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x