Mỹ đang “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc khủng hoảng Ukraine
(PetroTimes) – Theo một cuộc khảo sát, các nhà phân tích chính trị Hoa Kỳ đã bác bỏ ý kiến rằng nước này nên cung cấp các loại khí tài phòng thủ mà Kiev cần.
18/27 nhà phân tích chính trị Hoa Kỳ đã cho rằng ý nghĩ về việc trang bị quân sự cho lực lượng Ukraine cũng mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn và còn vô ích. Theo Keith Darden, thành viên của Hiệp hội các giáo sư tại Khoa Dịch vụ quốc tế thuộc Đại học Hoa Kỳ tại Washington, “bàn luận về việc trang bị cho Ukraine chỉ càng làm tăng ảo tưởng rằng quốc gia Đông Âu này có thể thắng trên chiến trường”. Ông cũng cho rằng thỏa thuận Minsk II là lựa chọn tốt nhất cho Ukraine để họ có thể có những phương án cho việc đối phó với những cuộc khủng hoảng dài hơi. Tuy nhiên, theo một nhà phân tích giấu tên thì thay vì thuyết phục các nhà chức trách Ukraine rằng họ cần phải đưa ra những biện pháp cải cách hiến pháp để giảm tình trạng tập trung quyền lực tại một chỗ, bao gồm cả việc xác định tình trạng không liên kết của chính phủ và loại bỏ các nhân tố đục khoét nội bộ, những người đã đánh cắp các khoản tiền lớn của nhân dân Ukraine, Washington lại đang động viên Ukraine với những hy vọng hão huyền rằng quân đội Ukraine có thể trở thành “quân đội được trang bị và đào tạo bài bản, đầy đủ trong cuộc chiến giữa Nga và phương Tây”. Ông Keith Darden còn cảnh báo rằng, bằng cách trang bị vũ khí phòng thủ cho Ukraine, Washington không những không củng cố mà còn làm yếu đi ý nghĩa của thỏa thuận Minsk, trong khi Ukraine sẽ tiếp tục các chiến dịch quân sự đẫm máu vô nghĩa. John J. Mearsheimer, R. Wendell Harrison – các giảng viên khoa Chính trị tại trường Đại học Chicago, nhận xét việc trang bị vũ trang cho Ukraine sẽ dẫn đến một kết cục không thể tránh khỏi đó là việc gia tăng đụng độ bạo lực. Họ nhấn mạnh rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của Mỹ sẽ bị đặt dưới nhiều mối nguy hiểm, khi mà châu Âu, đặc biệt là Đức, cật lưc phản đối kế hoạch này. Một chuyên gia khác, ông Joshua R. Itzkowitz Shifrinson, giảng dạy tại trường Đại học Texas A&M đã đặt dấu hỏi về việc điều khoản “vũ khí phòng thủ” hướng tới sự thật là việc trang bị vũ khí có thể dùng được cả trong tác chiến phòng thủ lẫn tấn công. Bày tỏ hoài nghi về mục đích của Washington cho sự trợ giúp này, chuyên gia cho rằng sẽ không thể xảy ra trường hợp Moskva đánh giá hành động của Hoa Kỳ là “sự trợ giúp phòng thủ” đồng thời coi đó chỉ là việc “bổ sung an ninh”. Bên cạnh đó, ông Joshua cũng nhấn mạnh rằng người dân miền Đông Ukraine đều mong muốn hạn chế ảnh hưởng của Kiev đồng thời tách ra khỏi đất nước. Bằng cách “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc xung đột tại Ukraine, Washington đang làm tăng nguy cơ bạo lực leo thang cũng như làm trầm trọng thêm quan hệ với Moskva”. Đàm phán hòa bình giữa chính phủ Ukraine, phe ly khai và Moskva sẽ đem lại cơ hội chấm dứt bạo lực, chuyên gia nhấn mạnh, trong khi sự “hỗ trợ” của Hoa Kỳ chỉ khiến tình hình bi đát hơn, thúc đẩy hai bên “chiến đấu quyết liệt hơn và lâu dài hơn”. Hà My (tổng hợp) |
Theo Petrotimes