Từ chém lợn đến đập đầu trâu: Khi sự vô nhân được phơi bày công khai
(PLO)- Trong mùa lễ hội năm nay, ngoài những sự cố đến hẹn lại lên thể hiện sự bát nháo như là một “thuộc tính” không thể thiếu của các hoạt động lễ hội thì một vài lễ hội có màn chém giết động vật để tế lễ cũng gây bão trong dư luận với rất nhiều ý kiến.
Đình đám và gây chú ý nhất cho thể loại lễ hội có màn giết chóc này là lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) diễn ra vào mùng 6 Tết và lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) diễn ra thường niên vào đêm mùng 9, rạng sáng mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Những lễ hội “đầu rơi máu chảy” Lễ hội chém lợn bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, theo đó có một vị tướng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân đã mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất. Con lợn được chọn để tế bị chém đứt làm đôi trước sự chứng kiến của nhiều người. Dân làng và du khách thập phương thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu lợn rồi mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc. Trong kiến nghị chấm dứt lễ hội này, Tổ chức Động vật châu Á cho rằng “đây là lễ hội tàn bạo nhất trên cả nước, đã và đang bị rất nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước lên án”. Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng. Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á Vài năm gần đây, màn chém đứt đôi con lợn được chọn để tế ở lễ hội này được thay bằng việc lấy dao cứa cho đầu đứt lìa khỏi cơ thể trong lúc con lợn đang còn sống. “Theo tôi việc chuyển từ chặt sang cắt sẽ làm cho con lợn thêm đau đớn dai dẳng, đồng thời cũng tác động xấu hơn đối với người xem, đặc biệt là trẻ em. Nó không hề làm giảm đi tính bạo lực, dã man mà thậm chí còn tăng thêm” – ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ phúc lợi động vật của Tổ chức Động vật châu Á, nhận xét trong một bài báo trên Pháp Luật TP.HCM. Những chiếc búa gỗ liên tiếp khảo vào đầu “ông trâu”. Ảnh: Soha.vn Tiếp sau lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh), lễ hội Cầu Trâu (xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ) đã khiến nhiều người phản ứng bởi những hình ảnh khiến người ta ghê rợn. Theo đó, 12 thanh niên có sức vóc, chưa lập gia đình, được chọn lọc kỹ lưỡng từ các hộ gia đình văn hóa thay phiên nhau dùng búa đập vào đầu con trâu cho đến khi con trâu ngã gục mới thôi. Dân làng quan niệm con trâu quay về hướng nào thì ban phước cho dân làng hướng đó. Lễ hội này mới được khôi phục lại và được tổ chức thường niên vào đêm mùng 9, rạng sáng mùng 10 tháng Giêng hằng năm. “Giáo dục truyền thống anh dũng của cha ông?” Trong khi nhiều người đứng cho rằng những lễ hội kiểu này thật sự rất dã man, tàn bạo và bất nhẫn thì đáng ngạc nhiên là nhiều người dân chứng kiến lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng cho biết họ không cảm thấy sợ hãi, hay man rợ gì vì lễ hội cả năm mới diễn ra một lần, lễ chém lợn chỉ kéo dài trong khoảng 5 phút. “Đã là lễ hội phải là truyền thống, truyền thống xuất phát từ phong tục tập quán hàng trăm năm của địa phương. Tùy từng góc nhìn của từng người mà đánh giá. Theo tôi đó không phải hủ tục mà là phong tục tốt đẹp, giúp giáo dục lớp trẻ về một truyền thống anh dũng của cha ông” – một người dân tham dự lễ hội này cho biết. Nhiều người dân, trong đó có cả trẻ em cùng kéo đến xem lễ hội chém lợn. Ảnh: HH Tuy nhiên, bạn đọc Dương Văn Nhựt đặt ra nhiều câu hỏi: Tôi xin hỏi những người tổ chức và ủng hộ cái lễ hội thú tính này nhằm giáo dục cho mọi người cái gì? Tôi nghĩ mình dư sức biết cái nào hủ tục, cái nào mỹ tục để dẹp bỏ hoặc phát huy. “Lấy máu lợn sống bằng cách chém chết giữa đám đông sẽ dạy mọi người tính nhân đạo chăng? Truyền thống, bản sắc… gì ở đây?”- bạn đọc này bức xúc. Bạn đọcnguyenphuong cảm thán: “Hết chém lợn bây giờ thêm lễ hội cầu trâu dưới hình thức đập đầu con trâu bị cột cho đến chết (dã man hơn đâm trâu). Thật không hiểu nổi sao lại cho phục hồi các lễ hội dã man cổ hủ như vậy?”. Một bạn đọc khác chia sẻ suy nghĩ của mình:Không hiểu nhìn ánh mắt con trâu với vết máu đẫm trên đầu, trán, không hiểu những người trong ban tổ chức, người thực hiện & người tham gia lễ hội sẽ được thần thánh phù hộ gì khi họ làm một việc man rợ như vậy! Bạn đọcTân Nguyễncũng bày tỏ quan điểm: Thật dã man! Không nên duy trì những lễ hội như thế. Rất phản cảm, đầu rơi, máu chảy… Vui gì cảnh đó??? Điều gì xảy ra khi sự vô nhân được vinh danh? Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng bạo lực đang đầy rẫy trong xã hội (đơn cử là hơn 6.000 người nhập viện vì ẩu đả trong dịp tết vừa qua-PV) với sự tồn tại công khai và ngày càng nở nồi của những lễ hội vinh danh sự chém giết này. Cũng chưa có một nghiên cứu nào chứng minh những hành động bạo lực được phơi bày công khai ấy tác động, ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của những người chứng kiến. Biểu hiện của trẻ em khi xem việc cắt tiết lợn ở lễ hội làng Ném Thượng. Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á Tuy vậy, theo nhiều bạn đọc của PLO, những lễ hội với những màn giết chóc dã man này để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Bạn đọc Quân Tăng Thành phân tích: Con Mắt người ta khi nhìn thì những hình ảnh sẽ ghi vào tiềm thức khó quên, nhất là những hình ảnh đâm chém, bạo lực. Do đó các em nhỏ khi xem rồi sự phát triển nhân cách dễ bị lệch lạc tâm tính. Bởi vậy chúng ta cần phải bỏ những tập tục phi văn hóa này.
Bạn đọc Thu An cho rằng “cứ duy trì những lễ hội kiểu này thì chỉ nuôi dưỡng tính hung hãn trong con người thôi, đó là mầm mống của bạo lực và tội ác”. Cùng quan điểm này, bạn đọc nguyenphuong nêu ý kiến: Phải hủy bỏ ngay lễ hội này, lễ hội này chẳng đem được bài học gì về nhân văn cả! Tàn ác, kích thích bạo lực… không nên duy trì lễ hội chém lợn hay đâm trâu. Bạn đọcNguyễn Ngọc Yến cũng cảm thán: Lễ hội gì mà dã man quá, dân tộc ta cần phải lên án, bỏ lễ hội nầy, vì người lớn nhìn trên báo còn thấy man rợ, còn trẻ em xem thì nó sẽ vô cảm trước sự đau đớn của người khác… Theo bạn đọcĐào văn Lực, những lễ hội chém lợn, rước “Ông Lợn” nên dẹp bỏ, không phải người ta có lễ hội thì mình cũng phải có lễ hội không cần phân biệt nên hay không nên… “Mong rằng ở những vùng, miền có những lễ hội tương tự nên chấm dứt các hủ tục lạc hậu đó vì ở trong một xã hội văn minh thì không thể xem việc “phanh thây”, “chặt đầu” các con vật làm trò tiêu khiển cho mình được?! Mặt khác, việc những hình ảnh giết chóc mang tính bạo lực đó sẽ rất nguy hiểm cho những người xem (trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông), chúng sẽ ám ảnh người xem trong suốt cuộc đời! Cần chấm dứt ngay!”- bạn đọc này khẩn thiết.
Các thanh niên thay nhau đập đầu con trâu đến chết. Ảnh: Soha.vn Bạn đọc Nguyễn Văn Ngộ cũng cho rằng giữ gìn văn hóa dân tộc là tốt, nhưng chỉ giữ những mỹ tục, còn những hủ tục phải nhất quyết diệt trừ. Lễ hội “Chém lợn” là một hủ tục vô nhân. Hình ảnh nầy nếu còn xảy ra thì nước VN không thể nói là văn minh được. Phải cương quyết xỏa bỏ hủ tục nầy!
Đừng ngụy biện nữa! Theo bạn đọc Dục vũ đình, Việt Nam chủ trương hội nhập quốc tế thì hội nhập cả văn hóa. Vì vậy văn hóa nước ta vừa phải giữ bản sắc, vừa phải theo thông lệ quốc tế. Các nước lên án hành vi đối xử dã man tàn ác với con vật và truyền thống của dân tộc ta cũng vậy, nên không thể lấy lý do lễ hội truyền thống của địa phương mình để ngụy biện cho những hành vi chém lợn, đập đầu trâu, xẻ thịt trâu chọi đem bán với giá cắt cổ… đang bị trong và ngoài nước lên án. Trả lời Pháp Luật TP.HCM,người phát ngôn Bộ VH-TT&DL từng khẳng định: “Quan điểm của Bộ VH-TT&DL là những hủ tục, những trò chơi dân gian kích thích bạo lực thì Bộ hoàn toàn phản đối và không bao giờ ủng hộ những hành động này. Trong một xã hội văn minh mình cần phải hướng đến những giá trị chân thiện mỹ đích thực của cuộc sống, không nên duy trì những hủ tục như vậy. Cần hạn chế dần những hành động bạo lực. Bộ đã lên tiếng rất nhiều lần rồi, nhất là việc chém lợn dã man, tàn bạo”. Thế nhưng, nếu Bộ chỉ lên tiếng kiểu “không ủng hộ, cần hạn chế…” như thế thì chúng ta khó có thể hy vọng những lễ hội “đối xử dã man với động vật, gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em, đến cộng đồng, mất vệ sinh với nguy cơ lây lan dịch bệnh…” sẽ sớm chấm dứt. Bởi như bạn đọc Dương Thiện Trường đã bóc trần nguyên nhân tồn tại của chúng: “Còn nhiều người đến xem thì những lễ hội dù có man rợ thế nào vẫn có thể tồn tại. Ai dại gì đi giết con gà đẻ trứng vàng. Chỉ khi nào không còn người tới xem, không còn lợi nhuận thì lễ hội nào cũng sẽ tự chấm dứt. Nên xử phạt hành vi nhúng tiền vào máu lợn lấy may như một hành vi phá hoại đồng tiền quốc gia”. Và liệu sẽ có một ngày, viễn cảnh xấu như bạn đọc Tan ngao ngán sẽ xảy ra hay không: “Cứ đà này, với sự ngụy biện là theo truyền thống, chẳng mấy chốc mà chúng ta sẽ được xem con người cởi truồng đóng khố đập chết con vật rồi moi tim móc gan ăn sống nuốt tươi cho đúng với phong tục hơn nghìn năm trước!”. Chúng ta hãy cùng chờ xem! T.Hoa (tổng hợp) (4)
Theo Pháp luật TPHCM Ad will display in 09 seconds
Thế nào là Tà đạo?Ad will display in 09 seconds
Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều nàyAd will display in 09 seconds
Kiếp trước Đức Phật là ai?Ad will display in 09 seconds
Tu thânAd will display in 09 seconds
Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệpAd will display in 09 seconds
Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gianAd will display in 09 seconds
Những cái chết phục sinhAd will display in 09 seconds
Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?Ad will display in 09 seconds
Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinhAd will display in 09 seconds
Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi |