Chính quyền triều Nguyễn qua các con dấu

16/10/11, 00:10 Tin Tổng Hợp

– “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn” – cuộc trưng bày giới thiệu các loại hình con dấu được sử dụng trong hệ thống cơ quan chính quyền triều Nguyễn từ trung ương đến địa phương, diễn ra từ 12/10 đến hết năm nay tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội.

Theo Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, có 140 hình dấu khác nhau in trên 90 phiên bản tài liệu lưu trữ Châu bản triều Nguyễn, cùng một số ảnh chụp do ban tổ chức sưu tầm được về hiện vật để minh họa.

Mục đích của trưng bày là giới thiệu đến công chúng và giới nghiên cứu các loại hình con dấu được sử dụng trong hệ thống cơ quan chính quyền triều Nguyễn từ trung ương đến địa phương.

Bố cục trưng bày bao gồm 3 phần: Kim Bảo của Hoàng đế, ấn của phủ Tôn nhân và Hoàng thân, Ấn của các cơ quan trung ương và quân đội, Ấn của các cơ quan chính quyền địa phương.

Toàn bộ tài liệu đang được trưng bày tại sảnh tầng 1 trong tòa nhà hành chính của Trung tâm lữu trữ quốc gia I. Ngoài phần giới thiệu, mỗi gian tài liệu có phần giới thiệu riêng, mỗi tài liệu được thuyết minh cụ thể về tên, kích thước dấu và việc sử dụng dấu đóng trên các văn bản.

Ấn chương là loại hình con dấu và hình dấu được đóng trên văn bản, thể hiện sự tín xác và khẳng định tính hợp pháp của văn bản được ban hành. Việt Nam có truyền thống ấn chương lâu đời gắn liền với quá trình hình thành chữ viết và lịch sử thành văn.

Tuy ấn chương Việt Nam xuất hiện rất sớm, nhưng do thời gian và chiến tranh nên tư liệu còn lại để nghiên cứu chủ yếu là ấn chương thời Nguyễn. Mỗi loại ấn chương có những quy định riêng chặt chẽ trong chế tác, quản lý và sử dụng. Thời Nguyễn có nhiều loại ấn được chế tác rất công phu và phong phú, nhưng hiện vật đó còn rất ít, chỉ có thể còn khảo cứu các hình dấu còn lưu trên tài liệu.

Một số hình ảnh các loại ấn chương trưng bày:

“ Quốc gia tín bảo” là dấu hình vuông, có viền ngoài 1,5 cm, khắc theo
lối triện thư, nét chữ ngắn, dễ đọc. Dấu dùng đóng trên các loại chiếu,
chỉ, dụ và văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng
binh nhập ngũ

Tôn nhân phủ ấn: Dấu “Tôn nhân phủ ấn” thường được đóng trên các tờ
khải, tư, biểu hay những công văn của phủ Tôn nhân – cơ quan đặc biệt
trong tổ chức chính quyền triều Nguyễn, thay mặt nhà vua quản lý các vấn
đề trong Hoàng tộc

“Công đồng chi ấn” là ấn của sở Công đồng do Nguyễn Ánh lập năm 1787. Ấn được đóng vào các bản nghị tấu, biểu, sách
của đình thần. Chỗ giáp
trang và chữ quan trọng trong văn bản có ấn này thì đóng kiềm ấn “Đồng
dần hiệp cung”; quan viên dự hội nghị thì phải dùng dấu quan phòng ghi
quan hàm của mình

Đình thân chỉ ấn
Dấu “Kiêm đốc hành nhân ty”  được đóng dưới chữ nhật dòng ghi
niên đại và danh tính, chức sắc. Trí dấu đóng dưới dòng ghi niên đại tờ
Tư Trình của Kiêm đốc Hành nhân ty sung Chưởng giáo Diệp Văn Cường, đề
ngày 11 tháng 8 năm Đồng Khánh 3 (1887) về việc phái Phiên dịch cho phủ
Thừa Thiên
Dấu “Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành” đời Gia Long, đây được coi là
kim bảo truyền quốc, thường được gọi là Tiểu long bảo. Dấu dùng đóng
trên đầu tờ giấy trong các đạo chiếu, chỉ, dụ


Linh Thư

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x