Ký Tự Trung Hoa nói về cây sáo: 笛
Cụm từ Phẩm tiêu lộng địch (品簫弄笛), có nghĩa là “chơi tiêu, thổi sáo” được dùng để chỉ những nhạc sĩ tài hoa.
Nghĩa gốc của ký tự tiếng Trung 笛 (địch) là chỉ loại sáo ngày xưa có 7 lỗ.
Phần trên của ký tự được tạo thành bởi ⺮, thuộc bộ trúc (竹 ), là bộ ký tự đề cập đến tre, trúc, một vật liệu để làm các loại sáo truyền thống.
Phần dưới của ký tự 笛 (địch) là ký tự 由, đây là viết tắt của chữ 迪 (địch) và chỉ ra cách phát âm của chữ 笛 .
笛子 (địch tử) hoặc đơn giản là 笛 (địch), thường để chỉ loại sáo ngang được giữ ngang khi thổi. Địch tử còn được biết đến với tên gọi 竹笛 (trúc địch) hoặc 橫笛 (hoành địch) với chữ 竹 (trúc) là tre, trúc còn chữ 橫 (hoành) nghĩa là nằm ngang.
Cùng với sáo ngang thì có một loại sáo khác được thổi dọc.
簫 (tiêu) được dùng để chỉ sáo dọc, còn có tên gọi khác là 洞簫 (đỗng tiêu), với chữ 洞 (đỗng) có nghĩa là “lỗ”. Loại này người ta còn gọi nó với tên là 豎竹笛 (thụ trúc địch), với chữ 豎 (thụ) có nghĩa là “chiều dọc”.
Cụm từ Phẩm tiêu lộng địch (品簫弄笛), có nghĩa là “chơi tiêu, thổi sáo” được dùng để chỉ những nhạc sĩ tài hoa.
Chữ 笛 (địch) được dùng kết hợp với các chữ khác tạo nên cụm từ để chỉ nhiều loại và nhiều phần khác nhau của sáo, hay các thiết bị phát ra âm thanh khác.
笛孔 (địch khổng) được dùng để chỉ các lỗ để bấm trên thân sáo, chữ 孔 (khổng) để chỉ các lỗ, khoảng trống, khe hở.
羌笛 (khương địch) để chỉ loại sáo của người Khương, một nhóm dân tộc thiểu số.
警笛 (cảnh địch) để chỉ còi tầm, với chữ 警 (cảnh) dùng để chỉ cảnh sát, cảnh vệ, dùng với nghĩa là để cảnh báo, báo động, lưu ý.
汽笛 (khí địch) là còi hơi hoặc còi tàu, với chữ 汽 (khí) có nghĩa là hơi, khí.