Cá chép tiễn ông Táo về trời bị bắt lại khi vừa được phóng sinh
Tục thả cá chép tiễn ông Tao về trời vào ngày 23 tháng Chạp đã có từ lâu đời, và là một hoạt động rất ý nghĩa với người Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện những hình ảnh phản cảm, như tình trạng vứt túi nilon lung tung tại nơi thả cá, và tình trạng chích điện, giăng lưới bắt lại những chú cá vừa được phóng sinh.
Tình trạng vứt túi nilon tràn lan ra đường, thành cầu hay thậm chí ném thẳng xuống sông, hồ khiến nơi đây tràn ngập rác.
Theo ghi nhận của PV Trí thức trẻ, một số điểm như khu vực Cầu Diễn, một khối lượng lớn túi nilon do người dân đi phóng sinh cá chép vứt ra phủ gần kín thành cầu.
Không chỉ thế, nhiều người thả cá chép từ trên cầu xuống với độ cao khoảng 3m. Nước sông Nhuệ đen kịt, bốc mùi… khiến cá chép bơi hết vào bờ trong tình trạng thoi thóp.
Một hình ảnh khác gây phản cảm tồn tại lâu nay trong dịp thả cá chép ngày Tết ông Công ông Táo ở Sài Gòn là một bên thả cá còn một bên bắt bằng sạch.
Các điểm thả cá chép tiễn ông Táo về trời cũng là nơi tập trung đội quân bắt cá bằng các phương tiện như chích điện, chài, vợt.
Theo Zing, tại các điểm thả cá hai bên các con sông, rạch, hồ… cũng là nơi tập trung đội quân bắt cá bằng các phương tiện như chích điện, chài, vợt… Họ bắt cá ngay khi chúng vừa được thả xuống trước mặt chủ nhân.
Nhiều người dùng cả xuống máy trên tay cầm cây vợt nối dây điện để bắt cá. Khi chích điện, cá lớn hay cá nhỏ đều nổi lên và họ dễ dàng vớt bắt.
Những người vớt cá này cho biết, số cá vớt được họ sẽ mang lên bờ bán lại cho người mua cá phóng sinh, hay đem về nuôi lớn rồi bán, còn các loại cá như cá rô, cá lóc… thì dùng để ăn.
Tổng hợp