Phụ nữ Ả Rập lái xe bị phạt roi
Hai ngày sau khi quốc vương Ả Rập Xê Út Abdullah cho phép phụ nữ quyền bầu và ứng cử trong các cuộc bầu cử, Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố bản án một phụ nữ Ả Rập Xê Út bị phạt 10 roi vì dám thách thức lệnh cấm phụ nữ lái xe.
Ông này cho biết thêm: ”Cho phép phụ nữ quyền bầu cử trong các cuộc bầu cử hội đồng là rất tốt nhưng nếu họ vẫn còn phải đối mặt với hình phạt bằng roi vì thử nghiệm quyền tự do đi lại thì những cải cách rỗng tuếch của quốc vương rốt cục chẳng có ý nghĩa gì cả”.
Phụ nữ Ả Rập được quyền bầu cử nhưng không có quyền lái xe
Theo công bố của Tổ chức Ân xá cho biết, đã có đến 2 phụ nữ đã bị buộc tội lái xe. Najla Hariri một trong những phụ nữ bị phạt cho biết: ”Hôm chủ nhật, họ gọi tôi vào để thẩm vấn về tội dám thách thức vương quốc và tôi đã buộc phải kí vào một bản cam kết không lái xe nữa, mặc dù việc lái xe của tôi là hệ quả cần thiết chứ không phải là một hành động hành động thách thức”.
Theo luật nghiêm ngặt của Hồi giáo Ả Rập, để được đi làm, đi du lịch ở nước ngoài hay tiến hành một số cuộc phẫu thuật, phụ nữ cần được sự cho phép của một giám hộ nam. Không có luật cấm phụ nữ lái xe nhưng có một luật yêu cầu công dân sử dụng các giấy phép lái xe địa phương khi lái xe trong nước. Nhưng phụ nữ lại không được cung cấp loại giấy tờ này, và điều đó có nghĩa là họ không thể lái xe một cách hợp pháp.
Được biết, vào tháng 5, một cuộc biểu tình đòi dân chủ đã đã diễn ra tại Ả rập Xê Út, một số phụ nữ Ả Rập Xê Út lên tiếng yêu cầu quyền lái xe. Một chiến dịch mang tên Women2Drive đã đưa ra các yêu sách được lái xe trên các phương tiện thông tin xã hội như Twitter và Facebook để thách thức lệnh cấm này.
Một số phụ nữ trên diễn đàn Twitter cho rằng họ đã lái xe một cách thành công qua các con đường ở Jeddah, Riyadh và Khobar trong khi một số khác cho biết họ đã bị cảnh sát chặn lại và buộc họ kí vào một bản cam kết không lái xe lại nữa. Vào ngày 22/5, một cô gái có tên Manal Alsharif đăng một đoạn video trên YouTube về cảnh cô này lái xe trên các con đường của thành phố Khobar và đã bị bắt. Sau đó cô này được thả tự do nhưng trường hợp này chứng tỏ là một răn đe với các cô gái khác.
Naila Attar, nhà hoạt động và là một phụ nữ cho biết: ”Tôi rất buồn và băn khoăn. Tôi tin rằng đây là một thông điệp cố ý cảnh báo phụ nữ rằng họ sẽ không có tất cả các quyền của họ. Hiện tại, chúng tôi đang đệ trình lên quốc vương đơn yêu cầu ông dừng ngay luật “quất roi”.
Lê Thúy (theo Telegraph)