Ấn Độ phóng thành công tên lửa GSLV Mark III vào không gian

19/12/14, 09:34 Công nghệ

Ấn Độ hôm Thứ Năm (18/12) đã phóng thành công tên lửa GSLV Mark III vào không gian mang theo một tàu không người lái do nước này tự sản xuất có khả năng đưa 2 đến 3 phi hành gia.

Tên lửa GSLV Mark-III của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ được phóng vào không gian ngày 18/12/2014. (Ảnh ISRO)

Vào 9 giờ sáng Thứ Năm (18/12), Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết, tên lửa đẩy GSLV MK III (tên đầy đủ là Geostationary Satellite Launch Vehicle Mark-III) nặng 630 tấn đã được phóng thành công từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan tại Sriharikota, ngoài khơi vịnh Bengal. Đây là tên lửa đẩy lớn nhất từ trước đến nay của nước này.

Gần đây, Ấn Độ đã phóng thành công một số vệ tinh vào không gian nhưng lại gặp vấn đề với các vệ tinh có khối lượng lớn.

Báo Ấn Độ cho biết, tên lửa mới phóng có khả năng chở theo các vệ tinh truyền thông với khối lượng lên tới 4tấn, đồng nghĩa với việc nước này sẽ không còn phải dựa vào các bệ phóng nhập ngoại nữa.

Sau vụ phóng, Thủ tướng Narendra Modi viết trên Twitter: “Phóng thành công tên lửa đẩy GSLV MK III là một thành quả nữa đến từ sự xuất sắc và chăm chỉ của đội ngũ các nhà khoa học Ấn Độ. Chúc mừng các nhà nghiên cứu vì những nỗ lực của họ đã được đền đáp”.

Chủ tịch Tổ chức ISRO là Radhakrishnan phát biểu, vụ phóng thử này đánh dấu “một ngày vô cùng quan trọng trong lịch sử nghiên cứu không gian của Ấn Độ”.

Tổ chức ISRO cho biết,  thử nghiệm này đã thành công khi con tàu không gian tách ra và đáp xuống an toàn tại vịnh Bengal gần quần đảo Anadaman và Nicobar sau 20 phút cất cánh.

ISRO đang xin kinh phí từ chính phủ để có thể đưa các phi hành gia vào vũ trụ, vụ phóng thử thành công là một bước tiến mới giúp họ đến gần mục tiêu hơn.

Hiện nay, Ấn Độ đang vươn lên thành một nhà cung cấp lớn trên thị trường thiết bị không gian trị giá nhiều tỷ USD và cũng đã nhận được một số đơn hàng.

Trước đó, vào Tháng 9, Ấn Độ đã phóng thành công một vệ tinh lên quỹ đạo sao Hỏa và trở thành nước thứ 4 trên thế giới làm được điều này.

Theo Dân trí

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x