Nhật Bản ra mắt máy bay dân dụng đầu tiên sau 50 năm
Hãng chế tạo máy bay Mitsubishi Aircraft hôm Thứ Bảy (18/10) đã cho ra mắt chiếc máy bay dân dụng đầu tiên của Nhật Bản sau nửa thế kỷ.
Được phát triển bởi một công ty con của Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi có cổ phần của Toyota, chiếc Mitsubishi Regional Jet (MRJ) trị giá 42 triệu USD với 100 chỗ ngồi là nỗ lực thứ hai để tham gia vào thị trường máy bay dân dụng của Nhật Bản.
“Đây là ước mơ lâu nay của chúng tôi và là điều Nhật Bản luôn mong đợi”, Chủ tịch Hideaki Omiya của tập đoàn Mitsubishi Heavy phát biểu tại một nhà máy ở thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản. Đây cũng là địa điểm triển khai nguyên mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu Zero trong Thế Chiến II 75 năm trước.
Buổi lễ ra mắt thu hút khoảng 500 người tham dự, nhằm nhanh chóng hoàn thành chuyến bay thử nghiệm trước khi thực hiện đơn hàng đầu tiên cho công ty hàng không ANA Holdings.
Mục tiêu hoàn thành sản phẩm chậm hơn 3 năm so với kế hoạch ban đầu.
Nhật Bản đã thất bại trong nỗ lực cuối cùng để gia nhập vào thị trường máy bay dân sự trong những năm 1960 với chiếc YS-11 64 chỗ ngồi. Tập đoàn có cổ phần của Mitsubishi Heavy chế tạo được 182 phi cơ.
Hiện tại, Mitsubishi đã ký được 191 hợp đồng với khách hàng trong đó có Japan Airlines cùng tập đoàn Trans States Holdings và SkyWest của Mỹ.
Giới phân tích cho biết, số lượng hóa đơn ít hơn hàng trăm máy bay so với chỉ tiêu cần đạt và thua xa hãng sản xuất dẫn đầu thị trường là Embraer SA của Brazil.
Mục tiêu đặt ra là một “thách thức lớn”, trưởng cố vấn Rob Morris thuộc công ty tư vấn hàng không là Ascend cho biết trước lễ ra mắt ngày Thứ Bảy (18/10).
Điểm thu hút lớn nhất của MRJ là khả năng tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 1/5 so những chiếc máy bay cùng kích cỡ nhờ những động cơ thế hệ mới chế tạo bởi công ty Pratt & Whitney thuộc tập đoàn United Technologies.
“Với đợt ra mắt lần này chúng tôi đang biến một khái niệm trên giấy tờ thành một cuộc thử nghiệm thực tế”, kỹ sư trưởng phụ trách MRJ là Nobuo Kishi tại Nagoya trả lời khi được hỏi về thách thức lớn nhất đối với đội ngũ phát triển.
Ngân sách phát triển sản phẩm hiện nay khoảng 1,8 tỷ USD, không bao gồm các chi phí do chậm trễ, ông Kishi cho biết thêm.
Thiên Hà, Hồ Duyên – Theo Reuters