Nhân viên Y tế thứ hai tại Texas dương tính với Ebola
Nhân viên y tế thứ hai, cũng từng chăm sóc bệnh nhân Ebola là Thomas Eric Duncan tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian ở Dallas, đã lây nhiễm virus chết người, cơ quan y tế tại Texas thông tin vào sáng sớm Thứ Tư (15/10).
Người này, hiện chưa xác nhận danh tính, xuất hiện triệu chứng sốt hôm Thứ Ba (14/10) và được cho vào cách ly ngay lập tức. Kết quả xét nghiệm sơ bộ tại cơ quan kiểm nghiệm của Texas cho thấy người bệnh dương tính với Ebola. CDC sẽ tiến hành kiểm tra xác nhận kết quả trên trong vòng 24 – 48 giờ tới. Theo tin đã đưa, có 76 nhân viên chăm sóc Duncan trong thời gian anh nhập viện.
Nhân viên đầu tiên nhiễm bệnh khi tiếp xúc với Duncan được công bố hôm Chủ Nhật (12/10). Người này là Nina Phạm, hiện đang nằm viện. Gia đình cô đã xác nhận thông tin. CDC cho rằng, Phạm lây nhiễm bệnh là do không tuân thủ quy định an toàn khi tiếp xúc bệnh nhân Ebola.
Nữ y tá thứ hai tại Mỹ bị chẩn đoán nhiễm Ebola là Amber Vinson, 29 tuổi. Cô đã bị ốm vào ngày thứ ba vừa qua. Cả cô và nữ y tá đầu tiên bị nhiễm Ebola trên đất Mỹ, Nina Phạm, 26 tuổi, người gốc Việt, đều điều trị cho Thomas Eric Duncan, người Liberia, đã chết vì Ebola một tuần trước tại Dallas.
Vào Thứ Tư (15/10), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) cho biết, họ muốn phỏng vấn các hành khách trên chuyến bay 1143 của hãng Frontier Airlines đi từ Cleveland, Ohio tới Dallas, Texas vào ngày 13/10.
CDC cho biết sau chuyến bay vào tối hôm đó, thì sáng hôm sau y tá Amber Vinson phát bệnh. Vinson bay tới Cleveland vào ngày 10/10 mặc dù đang bị theo dõi dấu hiệu bệnh Ebola. CDC kêu gọi giới chức tại Dallas tiêu chuẩn hóa thiết bị bảo hộ y tế và giám sát phương pháp dùng những thiết bị này đúng cách.
‘Không mặc đồ bảo hộ’
Theo đơn khiếu nại của các y tá, Duncan đã nằm ở một khu vực không được cách ly trong khoa cấp cứu nhiều giờ và có khả năng lây lan virus cho 7 bệnh nhân khác. Các bệnh nhân này lại chỉ được cách ly một ngày trước khi chuyển đến khu vực khác. Trong khi, các y tá chăm sóc Duncan cùng nhiều bệnh nhân khác trong bệnh viện.
Họ cho hay công tác chuẩn bị để đối phó dịch Ebola của bệnh viện còn sơ sài. Các y tá “tiếp xúc với Duncan bằng bất cứ thiết bị bảo hộ nào có sẵn”, thậm chí khi anh “tiết ra rất nhiều dịch truyền nhiễm”. Các chỉ dẫn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nhiễm Ebola liên tục thay đổi, các y tá được phép lựa chọn bất cứ phương pháp nào họ muốn.
Các mẫu thí nghiệm của bệnh nhân Duncan được phép đi qua các đường ống nén khí của bệnh viện, gây ra nguy cơ ô nhiễm hệ thống phân phối mẫu.
12 tiếng sau khi được đưa vào phòng cấp cứu, Duncan tiếp tục sốt, ho, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Bà Deborah Burger, một quan chức của NNU, cho hay lúc đó, các y tá phải dùng băng y tế để che lại các phần hở trên bộ trang phục mỏng manh của họ vì sợ vùng cổ và đầu bị lây nhiễm khi chăm sóc cho bệnh nhân. Một vài ngày sau, các y tá mới mặc áo choàng bảo hộ, đeo ba lớp găng tay, đi ba lớp ủng và đeo mặt nạ.
Tổng cộng có hơn 70 nhân viên y tế đã tiếp xúc với Duncan tại bệnh viện hiện đang được theo dõi triệu chứng nhiễm bệnh. Trong khi đó, người đứng đầu Sứ mệnh Ebola của Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang bị tụt lại phía sau trong cuộc đua kiềm tỏa virus Ebola, vốn đã khiến hơn 4.000 người ở Tây Phi thiệt mạng.
Tổ chức cũng chưa nhận định về ca nhiễm mới đây. Theo Cục Y tế Texas, những người tiếp xúc với bệnh nhân Ebola đã được xác định. Ebola là virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch thể người bệnh hoặc các vật thể nhiễm trùng như kim tiêm đã qua sử dụng. Virus này đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người chủ yếu tại 3 nước Tây Phi, trong đó có Liberia, nơi Duncan từng có mặt. Theo CDC, bệnh chỉ lây lan khi người ốm phát tác các triệu chứng như sốt,…
Thiên Hà, Hàn Mai – Theo Epochtimes