Mỹ rò rỉ tài liệu tuyệt mật là âm mưu của thế lực ngầm?
Tròn 10 năm kể từ vụ lộ bí mật rúng động của cựu đặc vụ CIA Edward Snowden, Mỹ tiếp tục đối mặt với một cuộc khủng tình báo mới với vụ rò rỉ hàng loạt tài liệu tuyệt mật.
Vụ việc lần này và vụ phá hủy đường ống dẫn dầu Nord Stream có điểm khá tương đồng.
Cho đến nay vụ Nord Stream vẫn chưa tìm được thủ phạm. Công tố viên Thụy Điển Mats Ljungqvist hồi đầu tháng 4 một lần nữa đã khẳng định nhiều khả năng là một nhóm được nhà nước bảo trợ đứng sau vụ phá hoại.
Tuy nhiên như phân tích của tôi trong video “Âm mưu đen tối của thế lực bí ẩn đã phá hủy các đường ống Nord Stream”, cả chính phủ Nga, Mỹ, Ukraine và các quốc gia châu Âu không hề nhận được lợi ích nào từ vụ phá hủy Nord Stream. Và rất có thể nó là âm mưu của một thế lực bí ẩn đang từng bước hướng đến mục tiêu đen tối của nó.
Vụ rò rỉ tài liệu của Mỹ lần này cũng tương tự. Các tài liệu rò rỉ là tài liệu được xét ở cấp độ tuyệt mật (Top Secret – TS), một số thậm chí được gắn nhãn “NOFORN”, có nghĩa là “không ai được chia sẻ những tài liệu này với các chính phủ nước ngoài dưới bất cứ hình thức nào”. Có nghĩa chúng là những tài liệu chỉ chia sẻ nội bộ chính phủ Mỹ.
Ai có năng lực giải mã tài liệu tuyệt mật của Mỹ?
Trong tình thế hiện nay, Mỹ và Ukraine có cơ chế trao đổi thông tin cấp tốc thời chiến, nó yêu cầu đảm bảo nhanh và được mã hóa cao độ để đảm bảo sự bảo mật thông tin. Do đó, để giải mật các tài liệu này thì chỉ có các cơ quan cấp cao của Mỹ và những người trong cuộc mới có thể làm, và nó yêu cầu phải có được mã khóa trong tay. Nếu là mục tiêu bẻ khóa trái phép thì dẫu cho có dùng đến các lực lượng tình báo hàng đầu như CIA, NSA, Mossad, thì cũng chỉ có được 1 phần rất nhỏ cơ hội để làm được điều này.
Do đó, một người bình thường không có năng lực và không nắm giữ mã khóa thì không thể nào giải mã được các tài liệu này. Thậm chí, các nhóm tin tặc lớn cũng không ngoại lệ.
Cho nên việc phát tán tài liệu này chắc hẳn phải liên quan đến một siêu tổ chức hoặc siêu chính phủ vượt ngoài giới hạn quốc gia.