Vì sao học viên Pháp Luân Công mạo hiểm sinh mạng để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại?

Ngay trong hoàn cảnh bức hại tàn khốc, 20 năm vẫn như một ngày, vẫn giảng chân tướng cho mọi người, vì sao các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc lại mạo hiểm sinh mệnh để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại?

Rất nhiều người Trung Quốc thấy rằng, hơn 20 năm qua, họ đến rất nhiều nơi đều gặp các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cho họ, hoặc nhận truyền đơn chân tướng, hoặc nhìn thấy biểu ngữ của Pháp Luân Công. 

Một học viên Pháp Luân Công phát truyền đơn chân tướng cho người dân. (Ảnh qua Youtube)

Có thể nói, mặc cho mùa hè nắng cháy, hay mùa đông giá buốt, cho dù cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có tàn khốc đến đâu, dấu chân các học viên vẫn trải khắp phố lớn ngõ nhỏ, từ thành phố đến làng quê, trên tàu điện ngầm, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, và các phương tiện giao thông công cộng, tòa nhà văn phòng, khu dân cư… 

Bất luận nhân dân Trung Quốc nhìn nhận như thế nào về Pháp Luân Công, các học viên vẫn một mực kiên trì, khiến những người vẫn còn thiện niệm trong nhân thế sinh lòng kính nể tự chân tâm.

Thế nhân có những người trong tâm cũng biết ĐCSTQ là tà ác, cho rằng tay chẳng níu được chân, thậm chí ngay cả công an, cán bộ ngành kiểm sát, tòa án biết rõ học viên Pháp Luân Công đều là người thiện lương, từ đó từ thiện ý mà khuyên các học viên: “Pháp Luân Công tốt thì ở nhà luyện thôi, đừng đi ra ngoài giảng chân tướng mà chuốc phiền phức vào thân.”

Từ góc độ của họ mà xét, con người phải tìm lợi tránh hại; trong tình hình ĐCSTQ bức hại tàn khốc, ở nhà bí mật luyện công vừa có thể chân chính tu luyện, vừa có thể tránh bị ĐCSTQ bức hại, cớ sao không làm vậy?

Bảo vệ bản thân hay chính nghĩa

Trong xã hội ngày nay, khi đạo đức nhân loại đã trượt dốc nghiêm trọng, họ nghĩ như vậy xem ra rất có đạo lý, đâu ngờ rằng đây là hệ quả mà ĐCSTQ lâu nay vẫn mong muốn đạt được khi thống trị bằng khủng bố, nhằm tẩy não và vùi dập lương tri của nhân dân, đó chính là khiến người dân trong lòng luôn “sợ hãi”, “khủng hoảng”.

Khiến nhân dân vì khiếp sợ bị giam cầm, sợ những hình phạt tàn khốc, gia đình ly tán, mà đành ngậm miệng, khuất phục, chịu đựng chính sách tàn bạo của ĐCSTQ, chỉ quan tâm tới những thú vui trong cuộc sống, chỉ muốn sống những ngày tháng yên bình. 70 năm ĐCSTQ thống trị đã tích lũy vô số kinh nghiệm chỉnh trị người, cho phép nó đạt đến điểm này.

Từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã tiến hành hết chiến dịch chính trị này đến chiến dịch chính trị khác nhằm duy trì quyền thống trị. Thông qua cuộc Cải cách Ruộng đất và Hợp Tác Xã hóa trong những năm 1950, nó đã chiếm đoạt đất đai và tư bản của người dân. 

Sau khi giới trí thức bị đàn áp và buộc phải im lặng trong Phong trào Chống Cánh hữu (1957-1959), thì không mấy ai còn dám đối đầu với ĐCSTQ trong cuộc tàn phá thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976). ĐCSTQ tiếp tục leo thang bạo lực trong vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và nay là cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Hình ảnh đàn áp người tập Pháp Luân Công tại nhiều nơi. (Ảnh: Tri Thức VN)

Khi đại chúng im lặng trước tình trạng người vô tội bị biến thành mục tiêu bức hại của ĐCSTQ, thì chế độ này đã đạt được mục đích gieo rắc nỗi sợ trong lòng người dân. Để tiến xa hơn, ĐCSTQ còn huy động công chúng bằng cách truyền bá tuyên truyền kích động thù hận những đối tượng mà nó muốn loại bỏ. Kịch bản này đã xảy ra nhiều lần trong các chiến dịch chính trị trước đây.

Để bảo vệ bản thân, nhiều người Trung Quốc đã học cách im lặng trước sự cai trị độc tài của ĐCSTQ và chuyển sang chỉ tận hưởng cuộc sống của riêng họ mà không quan tâm đến những bất công đang diễn ra trong xã hội.

Tư duy bảo vệ bản thân ấy khiến nhiều người quên mất rằng, Trung Quốc trong lịch sử chưa bao giờ thiếu những tấm gương hy sinh vì nghĩa. Mạnh Tử từng nói: “Sống, ta cũng muốn. Nghĩa, ta cũng muốn. Nếu không thể có được cả hai, ta thà bỏ sống mà giữ nghĩa.”

Thái Sử Công triều Hán, Tư Mã Thiên, trong ‘Sử Ký’ cũng viết: “Người chết đi, hoặc nặng như Thái Sơn, hoặc nhẹ tựa lông hồng, đều tùy thuộc vào cách sống.” 

Như vậy, trong văn hóa Trung Hoa truyền thống đích thực, trong phép làm người – phẩm đức vốn cực kỳ quan trọng, “nghĩa” so với sinh mệnh còn quan trọng hơn. Như Văn Thiên Tường thời Nam Tống có câu nói đầy khí phách rằng: “Nhân sinh xưa nay ai không chết, lưu lại lòng son soi sử xanh.”

Nếu như Trung Quốc ngày nay vẫn có nhóm người nào còn mang phong thái xưa ấy, đầy chính khí ân nghĩa như thế, thì việc các học viên Pháp Luân Công ngày đêm bôn ba giảng chân tướng chẳng phải là việc nhân nghĩa cần làm đó sao? Niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn của các học viên cũng giống như coi trọng “nghĩa” hơn cả “sinh mệnh”. 

Họ không trốn ở nhà an nhàn sống qua ngày, mà ngay trong hoàn cảnh bức hại tàn khốc, 20 năm vẫn như một ngày, vẫn giảng chân tướng cho mọi người. Đó là bởi họ tu luyện Pháp Luân Công mà thân tâm đều thụ ích, còn thấu tỏ thiên cơ “Trời diệt ĐCSTQ”, họ tin tưởng rằng, thế nhân mang thiện niệm trong tâm, chỉ có biết chân tướng mới có thể vượt qua đại kiếp nạn, mới có thể có được tương lai.

Người tập Pháp Luân Công ngoài Trung Quốc làm rõ sự thật về cuộc đàn áp. (Ảnh: Tri Thức VN)

Con đường phía trước

Minh Huệ từng đăng bài về cô Vương Mỹ Linh, một học viên ở tỉnh Vân Nam, đã bị kết án phi pháp 3 năm rưỡi tù vào cuối năm 2020 chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Cô nói: “Rất nhiều người sau khi tán thành, tiếp nhận chân tướng Pháp Luân Công, có người thân thể không còn bệnh tật nữa; có người mâu thuẫn gia đình bỗng tiêu tan, có người công tác có việc khó mà giải quyết được. Hiện nay, khó khăn lớn nhất của toàn thế giới là tình hình đại dịch, khẩu trang hay cách ly cũng không phòng được bệnh nữa. Ôn dịch có mắt. Bức hại người tu luyện thiện lương là vô cùng nguy hiểm. Mỗi người tu luyện đều có sứ mệnh cứu người, đều hy vọng những người xung quanh có thể vượt qua hiểm nguy.”

Minh Huệ năm 2021 cũng ghi lại câu chuyện một học viên Pháp Luân Công nói với một sở cảnh sát có lựa chọn đúng đắn: “Các vị như vậy rất tốt, trong thiện ác đã chọn thiện, đồng thời cũng giúp người nhà chọn một tương lai tốt đẹp. Tôi thật sự mừng cho các vị! Các vị biết đệ tử Đại Pháp chúng tôi vì sao giảng chân tướng không? Chính là vì người minh bạch chân tướng khi gặp đại nạn sẽ được Đại Pháp cứu độ, khi Trời diệt ĐCSTQ thì sẽ không bị chôn theo nó.”

Những lời của 2 học viên Pháp Luân Công này đại diện cho tiếng lòng của toàn thể học viên Pháp Luân Công, cũng là để trả lời câu hỏi của thế nhân: “Các học viên Pháp Luân Công vì sao kiên trì giảng chân tướng mà không ở nhà tự tu luyện.”

Kỳ thực, cho dù con người có tin hay không, tự cổ chí kim đã có rất nhiều dự ngôn đều báo trước thế gian sẽ phát sinh đại sự. Mà thế gian xưa nay đều có những người có khả năng dự ngôn, lớn thì báo trước hưng vong của quốc gia, hướng đi của xã hội, nhỏ thì dự đoán vận mệnh, tai ách. 

Những nhà dự ngôn ấy phần lớn là những người tu Phật, tu Đạo, được Thiên thượng mượn miệng để tiết lộ thiên cơ cho người thường, một là để người có phúc phận tiêu trừ tai ách, hai là mở ra cánh cửa lớn cho người hữu duyên đi trên con đường hướng tới tín ngưỡng Thần Phật để có thể bình an vượt qua kiếp nạn.

Ngoài ra còn có trường hợp Thần Phật trực tiếp điểm hóa thế nhân, cứu vớt người trong nguy nan. Tây phương có câu chuyện về con thuyền Noah, trong ‘Kinh Cựu ước’ có ghi chép về việc lau máu cừu trên cửa để thoát khỏi kiếp nạn, trong Phật giáo Trung Quốc cũng có câu chuyện ‘Sư tử đá mắt đỏ’. Ai tin vào Thần đều thoát khỏi tai họa.

Tương tự, các học viên Pháp Luân Công hiện đang tuân theo sứ mệnh cứu người trước nay chưa từng có. Họ không quản mỏi mệt, vô tư bôn ba khắp nơi chỉ để thức tỉnh thế nhân, để các vị và bản thân họ cùng nhiều người hơn nữa được lưu lại, cùng chứng kiến lịch sử phi phàm. Bởi vậy, nếu như bạn có duyên gặp được học viên Pháp Luân Công, hoặc nếu thấy được chân tướng Pháp Luân Công, thì nhất định đừng bỏ lỡ!

Theo Minh Huệ Net

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

x