Đàn tỳ bà – Nhạc cụ nơi thiên đường
Đàn tỳ bà từng là một nhạc cụ không thể thiếu trong cung điện triều đại nhà Đường, và đến nay vị trí mang tính vương giả ấy vẫn không phai nhạt.
Vào thời hoàng kim khoảng 1.300 năm về trước, đàn tỳ bà là một nhạc cụ không thể thiếu trong cung điện triều đại nhà Đường. Thật vậy, qua hàng ngàn năm, đàn tỳ bà vẫn giữ nguyên vị trí ‘vương giả’ trong nhạc cụ Trung Quốc.
Bức tranh tường cổ xưa trong các hang động Đôn Hoàng dọc theo Con Đường Tơ Lụa mô tả nhạc cụ này trong tay của các tiên nữ. Âm nhạc tuyệt trần được khảy từ những ngón tay thanh tao của họ trôi dạt xuống trần gian như hoa vẫy cánh.
Cấu trúc đàn tỳ bà là hình ảnh thu nhỏ của đức tin người Trung Hoa cổ xưa về thiên địa. Hình dáng như nửa quả lê (theo số đo truyền thống của Trung Quốc) là ba chi năm cung. Điều này tương ứng đại diện cho thiên, địa, nhân, và ngũ hành—kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Bốn dây của đàn tỳ bà đại diện cho bốn mùa.
Tên tượng thanh của nó bắt nguồn từ hai kỹ thuật cơ bản nhất — “tỳ” (琵) búng ra ngoài và “bà” (琶) khảy vào trong. Trên thực tế, hàng chục kỹ thuật biến tấu đã được sử dụng, khiến cho đàn tỳ bà trở thành một trong những nhạc cụ cổ đại khó nhất.
Một số kỹ thuật như lướt (glissando), rung (vibrato), khảy (pizzicato), và luyến ngắt (portamento), cũng quen thuộc đối với các nhạc sĩ đánh đàn dây Tây phương. Thân bằng gỗ của đàn tỳ bà cũng có thể được gõ vào, và dây của nó được xoắn lại để tạo ra âm thanh như tiếng cymbal. Với phạm vi diễn cảm bất tận, tỳ bà có thể tạo ra vô số tinh hoa âm nhạc, từ những giai điệu thanh tao, quyến rũ đến những âm vang mạnh mẽ, xuyên thấu.
Bạch Cư Dị, nhà thơ của thế kỷ thứ chín, đã ca tụng phẩm chất quyến rũ của đàn tỳ bà trong bài thơ “Bản nhạc Tỳ Bà” của mình.
Tỳ Bà Hành
Đại huyền tào tào như cấp vũ
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ
Tào tào thiết thiết thác tạp đạn
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn
Dịch thơ
Dây to nhường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ như trò chuyện riêng.
Tiếng cao thấp lần chen liền gảy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Theo Shenyun Performing Arts