Cựu thủ tướng Ba Lan và câu chuyện nhân quả thời hiện đại

18/03/22, 16:47 Đọc & Suy ngẫm

Trong quá khứ, cựu Thủ tướng Ba Lan Ignacy Jan Paderewski và cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover, đã có những việc làm rất đẹp để giúp đỡ nhau. Chính sự giúp đỡ ấy đã không chỉ thay đổi vận mệnh của bản thân họ, mà còn thay đổi vận mệnh của hàng triệu người sau này. 

Tượng cựu Thủ tướng Ba Lan Ignacy Jan Paderewski. (Ảnh: In Your Pocket)

Câu chuyện nhân quả dưới đây xảy ra tại đại học Stanford và đã được ghi vào lịch sử.

Hoa Kỳ cuối thế kỷ XIX có hai chàng trai trẻ tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng đã thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.

Để có tiền trang trải học phí và chi phí sinh hoạt, họ phải vừa học vừa làm. Một hôm, họ nghĩ ra cách kiếm tiền rất sáng tạo, đó là quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, với hy vọng sẽ kiếm được một chút tiền hoa hồng nhỏ bé.

Thế là, họ đã tìm đến Ignacy Paderewski – một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thời ấy. Sau khi nói chuyện, người quản lý của nghệ sĩ Ignacy Paderewski và hai chàng trai trẻ đã thỏa thuận với nhau. Họ thống nhất rằng vị nghệ sĩ sẽ nhận được 2.000 USD tiền thù lao cho buổi biểu diễn ấy.

Đối với Ignacy mà nói, số tiền thù lao này là phù hợp với tên tuổi của ông lúc bấy giờ. Nhưng đối với hai chàng trai trẻ, thì 2.000 USD là một số tiền quá lớn. Nếu buổi biểu diễn mà họ tổ chức không thu về được 2.000 USD, thì họ sẽ bị lỗ nặng và rơi vào tình cảnh thê thảm hơn hiện tại rất nhiều.

Cuối cùng, họ quyết định ký hợp đồng và bắt đầu dốc toàn tâm toàn lực cho buổi hòa nhạc ấy. Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, cả hai kiểm kê số tiền và phát hiện rằng họ chỉ thu được 1.600 USD.

Họ đã cầm số tiền ấy và trả hết cho nghệ sĩ Ignacy. Đồng thời đưa cho cho ông một tờ giấy nhận nợ với số tiền là 400 USD với lời cam kết rằng, cả hai sẽ hoàn trả số tiền đó sớm nhất có thể.

Ignacy nhìn hai chàng trai nghèo và đã rất xúc động. Ông lập tức xé bỏ tờ giấy nhận nợ 400 USD đi. Sau đó, ông đưa trả 1.600 USD cho họ và nói: 

“Hãy dùng số tiền này để chi trả tiền học phí và phí sinh hoạt của hai cậu. Phần tiền còn lại sau khi chi trả, các cậu hãy lấy 10% làm tiền công. Tôi sẽ lấy số tiền còn lại!”

Trước tình huống này, hai chàng trai trẻ đã bật khóc, không nói nên lời.

Nhiều năm sau, khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt, nghệ sĩ dương cầm Ignacy trở lại quê hương Ba Lan và trở thành Thủ tướng quốc gia.

Bởi vì bị chiến tranh tàn phá, đất nước Ba Lan lúc này vô cùng khó khăn về tài chính, người dân ở đó đang bị cái đói hành hạ, họ hướng về phía ông mà kêu cứu. Ông cũng đã đi khắp nơi, nhưng không thể tìm ra cách để giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này.

Cuối cùng, không còn lựa chọn nào khác, ông đã tìm đến Herbert Hoover – lúc ấy đang là chủ tịch Cơ quan Cứu trợ và Lương thực Hoa Kỳ để cầu xin giúp đỡ.

Cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover. (Ảnh qua The Atlantic)

Khi Herbert nhận được lời kêu gọi trợ giúp, ông đã không do dự mà lập tức đồng ý gửi cho Ba Lan một lượng viện trợ lương thực vô cùng lớn.

Ngay sau đó, hơn một vạn tấn lương thực viện trợ được chuyển từ Hoa Kỳ đến Ba Lan, cứu sống sinh mạng hàng triệu con người.

Để biểu đạt lòng biết ơn của mình tới Herbert Hoover, Thủ tướng Ignacy đã hẹn gặp trực tiếp ông ấy ở Paris.

Khi hai người gặp nhau, Herbert nói:

“Ngài không cần phải cảm ơn tôi. Tôi mới chính là người phải cảm ơn ngài! 

Thủ tướng Ignacy, có một việc có lẽ ngài đã quên từ lâu, nhưng tôi thì vĩnh viễn không thể quên! Đó là khi còn ở Mỹ, ngài đã từng giúp đỡ hai cậu sinh viên nghèo. Tôi chính là một trong hai chàng trai đó!”

Một cái kết đẹp cho hành động lương thiện vì người khác, thủ tướng Ignacy lúc xưa giúp đỡ Herbert hoàn toàn xuất phát từ lòng thương xót, không bao giờ nghĩ rằng hành động đó có thể cứu sống người dân của mình trong hoạn nạn sau này.

Từ trái qua: Nhà hoạt động xã hội Helena Paderewska, cựu Thủ tướng Ba Lan Ignacy Paderewski và cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover tại thủ đô Warsaw ngày 13/8/1919. (Ảnh: Viện Hoover)

Vậy nên, có thể thấy làm việc tốt mà không mong cầu được báo đáp là đạo đức cao thượng của con người. 

Trong cuộc sống, bất luận lòng tốt và sự chân thành nào cũng sẽ có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa mỗi người. Nó sẽ luôn tỏa sáng, nhất định sẽ không bị phai mờ và lãng quên bởi thời gian.

Những người nhận được sự giúp đỡ và ân huệ của họ cũng sẽ bắt đầu đối xử với người khác như vậy. Vì sự tác động ảnh hưởng qua lại, những người tốt làm việc thiện không cầu báo đáp sẽ thường xuyên có thể nhận được phúc báo bất ngờ. Đây chính là quy luật tự nhiên của sự tuần hoàn nhân quả.

Theo Trí Thức VN

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x