Lịch sử hoành tráng của “Người đẹp và quái vật”

16/05/11, 08:59 Giải trí, Phim hay

Nhân bộ phim “Ma thuật tình yêu” (tựa gốc “Beastly”) lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích “Người đẹp và quái thú”, công chiếu tại Việt Nam, thử tìm lại các poster, hình ảnh những phiên bản “Beauty and the Beast” ấn tượng nhất.

Bộ phim “Ma thuật tình yêu” được chuyển thể từ tiểu thuyết “Beastly” của nhà văn Alex Flinn và lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích “Người đẹp và quái vật” nổi tiếng của tác giả Jeanne-Marie Le Prince de Beaumont. Tác giả Alex Flinn đã tham khảo khá nhiều phiên bản của câu chuyện cổ tích “Người đẹp và quái vật” để có những ý tưởng sáng tạo cho quyển sách của mình.

Dù có nhiều phiên bản nhưng nội dung chuyện cổ tích “Người đẹp và quái vật” đều giống nhau, kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng đầy gian nan thử thách, giữa giai nhân với quái thú (thường là các chàng trai bị phù phép cho xấu xí). Câu chuyện lãng mạn này từng được tái hiện rất nhiều lần qua các bộ phim, truyền hình và sân khấu.

Nổi bật hơn hết vẫn là bộ phim hoạt hình “Người đẹp và quái vật” (“Beauty and the Beast”) do hãng Walt Disney sản xuất, công chiếu ngày 13/11/1991. Dù không phải là sản phẩm mang về doanh thu cao nhất cho Walt Disney nhưng nó xứng đáng được coi là kiệt tác.

“Beauty and the Beast” là phim hoạt hình đầu tiên được đề cử giải Oscar cho phim hay nhất (nhưng giải được trao cho “Sự im lặng của bầy cừu”). Bộ phim đã tạo ra một chuẩn mực cho những bộ phim hoạt hình sau này và chưa có đối thủ nào vượt qua được. Sau “Beauty and the Beast”, Walt Disney tiếp tục sản xuất hai bộ phim nữa cùng mô-tuýp là “Beauty and the Beast: Enchanted Christmas” (1997) và “Belle’s Magical World” (1998).

Phiên bản điện ảnh – truyền hình:


Phiên bản điện ảnh “Beauty and the Beast” dài 83 phút (năm 1981) của Czech, giành giải thưởng Fantasporto năm 1982


 Phiên bản dài 77 phút, do Mỹ sản xuất năm 1962.


Phiên bản của Pháp năm 1946, dài 96 phút, đoạt giải Prix Louis Delluc


Phiên bản của Nam Phi, năm 2005, với nữ diễn viên Jane March từng nổi tiếng với phim “Người tình”


Phiên bản của Úc năm 2010, chỉ được công chiếu tại Lebanon và một số rạp ở Bỉ, Hà Lan


Phiên bản truyền hình năm 1987 do Mỹ sản xuất, từng đoạt một giải Quả cầu vàng, ba giải Emmy và hai giải Nam diễn viên truyền hình xuất sắc nhất do khán giả bình chọn

Phiên bản sân khấu:



Vở ca nhạc kịch “Beauty and the Beast” do UK Production Ltd thực hiện năm 2008 nhận được 9 đề cử Tony Adwards


Tiết mục trượt băng nghệ thuật “Beauty and the Beast” trong chương trình “Disney on Ice: Princess Classics” ngày 6/10/2010, tái hiện lại các câu chuyện hoạt hình của hãng Disney Channel


Poster giới thiệu chương trình ca vũ kịch “Beauty and the Beast” tại nhà hát Palace ở Broadway, nơi cho ra đời phiên bản ca vũ kịch “Người đẹp và quái vật” sớm nhất thế giới – năm 1994


Diễn viên Liz Shivener (phải) và Justin Glaser trong phiên bản “Beauty and the Beast” tại nhà hát Cadillac Palace được mệnh danh là Broadway ở bang Chicago.


Phiên bản múa rối tại nhà hát múa rối Puppetworks ở New York, Mỹ


Hình ảnh của Talia Kodesh và Anton Luitingh trong vở “Beauty and the Beast” tại nhà hát Teatro ở Montecasino, Nam Phi

Phiên bản phim hoạt hình:



Phần 3 của bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Beauty and the Beast, do Walt Disney sản xuất năm 1998. Phim nhận được 3 đề cử tại giải Annie Awards và Motion Picture Sound Editors của Mỹ


Phần 2 của “Beauty and the Beast”, do Walt Disney sản xuất năm 1997, đoạt giải thưởng Phim truyện video xuất sắc nhất, và Đạo diễn phim truyện video xuất sắc nhất


“Beauty and the Beast” bản năm 1991, một trong những bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất của Walt Dysney. Phim giành được hai giải Oscar, một giải Annie dành cho phim hoạt hình xuất sắc nhất, hai giải Grammy và ba đề cử giải Quả cầu vàng


 Poster teaser của bộ phim hoạt hình “Beauty and the Beast” (1991) của Walt Disney

Phiên bản hội họa:



Phiên bản hội họa của nữ họa sĩ trẻ người Mỹ, Portlynn Tagavi


Phiên bản hội họa của họa sĩ Mỹ Ashley Collinson với tạo hình sáng tạo hoàn toàn khác các phiên bản trước đây.


Bìa quyển truyện tranh “Beauty and the Beast” phát hành năm 1986


“Bộ sưu tập” bánh ngọt “Beauty and the Beast”, quà sinh nhật thật của một người hâm mộ

Khanh Nguyễn

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x