Bí ẩn lời nguyền của viên thạch anh tím Sapphire Delhi

22/11/21, 15:39 Bí ẩn

Cùng với vẻ đẹp độc đáo, tai họa từ lời nguyền của viên đá Sapphire Delhi đã được trải nghiệm thực tế bởi chính một nhà khoa học nổi tiếng. Cho đến nay, viên đá vẫn là một bi ấn và nỗi ám ảnh với những người mà nó từng qua tay.

Xét về phương diện khoa học, viên đá quý này không có gì đặc biệt về chất liệu, chỉ trừ một vòng bạc bao quanh nó có khắc các kí tự thiên văn học và một loại ngôn ngữ bí ẩn nào đó. Quan sát kĩ hơn, trên chiếc vòng còn được đính 2 viên đá có khắc hình bọ hung. 

Tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia (Anh), bên cạnh giá trưng bày viên đá có ghi dòng chú thích: “Thạch anh tím Delhi (Delhi Purple Sapphire) – viên đá bị nguyền rủa, từng nhuốm máu và mang lại tai hoạ cho bất kì ai cất giữ nó!”. Đây là lời của nhà khoa học Edward Heron-Allen – bạn thân của nhà bác học Oscar Wilde và cũng là chủ nhân cuối cùng của viên đá. 

Các thành viên trong gia đình ông Heron-Allen không bao giờ nghi ngờ câu chuyện về lời nguyền của viên đá sapphire Delhi. Ông Ivor Ịones, cháu nội của nhà khoa học, một sĩ quan hải quân, lúc ấy đã 77 tuổi, không bao giờ dám động chạm vào viên đá dù chỉ một lần. Dưới đây là câu chuyện của ông Ivor Jones về những tai họa mà gia đình ông đã trải qua.

Câu chuyện bắt đầu khi viên đá Sapphire Delhi được một đại tá kỵ binh người Bengal tên là W . Perris mang tới Anh, sau khi cướp phá ngôi đền thờ thần Indra ở Cawnpore, trong cuộc chiến tranh ở Ấn Độ vào năm 1857. Ferris tin rằng việc chiếm giữ “viên sapphire tím” sẽ đảm bảo sự giàu có của ông trong tương lai. Tuy nhiên, viên sĩ quan này sau đó đã phải gánh chịu cảnh sạt nghiệp và sức khoẻ thì suy sụp hoàn toàn. 

Indra, là vị thần biểu trưng cho chiến tranh và giông bão của người Hindu. (Ảnh qua wikiwand.com)

Sau khi chết, ông có để lại viên đá đó cho cậu con trai trưởng, xem như nó là một “vật báu truyền đời”. Con trai của ông cũng phải chịu chung số phận sau khi thừa hưởng lại viên đá từ người bố: Việc kinh doanh đang phát đạt bỗng lâm vào cảnh khuynh gia bại sản, quãng đời còn lại sống trong nghèo túng và bệnh tật. Kết quả còn bi thảm hơn khi một người bạn của gia đình đã tự tử một cách bí ẩn sau khi sở hữu Sapphire Delhi trong một thời gian rất ngắn. 

Đến năm 1890, một sự “tình cờ” nào đó đã đưa viên đá đến tay Edward Heron Allen, một nhà khoa học, nhà văn và đa khoa người Anh được kính trọng, người theo đuổi học thuật là dịch văn học Ả rập. Viên đá Sapphire Delhi khiến gia đình ông gánh chịu những điều rủi ro gần như lập tức. 

Hai lần ông tặng lại viên đá cho hai người bạn hiếu kỳ thì một người trong số đó đã phải trả lại gấp vì gặp liên tiếp những tai họa “từ trên trời giáng xuống”, còn người kia – một ca sĩ nổi tiếng thời đó đột nhiên mất giọng: “Giọng hát của cô ấy đã chết và biến mất, cô ấy không bao giờ hát nữa”. Ngay sau sự kiện này, Edward Heron-Allen được đồn đã mắc phải lời nguyền của viên sapphire tím Delhi.

Những câu chuyện bí ẩn vẫn duy trì cho đến khi Heron-Allen ném nó xuống kênh đào Regent ở London. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau đó, một người nạo vét sông đã thu hồi được viên đá màu tím. Một người buôn bán mua lại nó và cuối cùng đã trả lại cho Heron-Allen trong sự sợ hãi.

Đến năm 1904, cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, ông Heron-Allen đã phải tuyên bố: “Tôi cảm thấy ma lực của nó đang tìm đến cô con gái mới sinh của tôi!”. 

Ông Edward Heron-Allen. (Ảnh qua Atlas Abscura)

Heron-Allen đã cố gắng “vô hiệu hóa” sức mạnh tà ác của viên đá bị nguyền rủa bằng mọi cách như trói nó bằng một chiếc nhẫn bạc có hình một con rắn hai đầu cùng hai chuỗi hạt bọ hung thạch anh tím. Thậm chí, ông ta còn khắc chiếc nhẫn với mười hai biểu tượng của cung hoàng đạo trước khi “nhốt” nó trong kho tiền ngân hàng của mình với 7 hộp niêm phong.

Ông quyết định đem chôn giấu viên đá đáng quyền rủa này thật kín, để không còn ai nhìn thấy nữa và căn dặn con cái chỉ nên lấy viên đá đó về sau khi ông chết được 3 năm.

Giữ đúng lời căn dặn của cha, 3 năm sau ngày Heron Allen chết, con gái của ông đã đem tặng viên đá đó cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên – nơi mà cha cô đã làm việc khi còn sống, cùng với một lá thư cảnh cáo của Heron Allen, ghi chi tiết lịch sử tội ác của viên đá, trong đó có đoạn: “Bất kỳ ai mở chiếc hộp, trước tiên cần phải đọc lời cảnh báo này: Lời khuyên của tôi là hãy ném chiếc hộp cùng viên đá xuống biển. Viên đá được gọi là viên sapphire tím Delhi, hay còn gọi là thạch anh tím bị nguyền rủa”.

Trong Hội nghị chuyên đề về cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học Heron-Allen mang tên Heron-Allen Society. Ông John Whittaker, một cựu giám đốc thư viện, kể lại rằng: 

Sau khi buổi hội nghị lần thứ nhất kết thúc, trên đường về, đột nhiên trời đất tối sầm. Vợ chồng ông phải chịu một trận sấm sét kinh hoàng. Mưa không ngớt, sét đánh liên hồi mỗi lúc một to và dữ dằn. Sợ có điều gì không lành xảy ra, ông đã phải bỏ lại chiếc xe trên đường.

Hai vợ chồng ông chạy thục mạng tìm nơi ẩn nấp. Sợ hãi, run rẩy, vợ ông đã hét lên: “Sao anh dám mang theo cái vật quái quỷ đó hả?”.

(Ảnh qua Natural History Museum)

Tai hoạ vẫn tiếp tục, và vào đúng cái đêm trước khi Hội nghị chuyên đề thứ hai diễn ra, ông đã phải chịu một trận đau ruột thừa thừa sống thiếu chết và đến Hội nghị thứ ba thì ông không thể đến tham dự vì bệnh sỏi thận! Ông lại phải vào tiến hành phẫu thuật lần thứ hai.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x