GS.TS Nguyễn Đình Đức: 30 điểm trượt đại học là bình thường

20/09/21, 16:01 Việt Nam

Năm nay điểm chuẩn của các trường đại học có mức cao đột biến, lý giải điều này, GS.TS Nguyễn Đình Đức cho rằng khi kỳ thi THPT không còn được Bộ GD-ĐT xem như phục vụ mục tiêu “2 trong 1” và xem tuyển sinh là việc của các trường thì điểm chuẩn đại học tăng, 30 điểm vẫn trượt là điều giải thích được và không có gì ngạc nhiên.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. (Ảnh qua Dân Trí)

Nguyên nhân chính khiến điểm chuẩn tăng đột biến

Trao đổi với báo Dân Trí về vấn đề điểm chuẩn đại học năm nay tăng đột biến, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng có 3 nguyên nhân chính. Cụ thể:

– Số thí sinh dự thi năm nay tăng vọt so với năm trước (gần 11%), trong khi chỉ tiêu lại không có sự tăng đột biến.

– Các đơn vị đào tạo sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác ngoài kết quả thi THPT như đánh giá năng lực, xét học bạ, có nhiều trường có đến gần 50% thí sinh trúng tuyển. Điều này dẫn đến việc tỷ lệ chọn trúng tuyển từ kết quả thi THPT bị đẩy điểm trúng tuyển lên cao.

– Do tình hình dịch bệnh, học sinh đã phải học trực tuyến một thời gian, không đảm bảo chất lượng được như việc lên lớp học trực tiếp nên đề thi năm nay được điều chỉnh dễ hơn so với những năm trước. 

Trong khi đó, nhìn tổng thể thì những trường hàng đầu cũng đã tuyển đủ thí sinh có chất lượng ngay từ đợt 1. 

Từ những yếu tố nêu trên ông Đức cho rằng việc tăng điểm trúng tuyển năm nay là có lý do khách quan và cũng là tín hiệu đáng mừng khi việc lựa chọn trường, ngành đang đi vào quy luật cung –  cầu, việc thí sinh nhắm tới các ngành tốt, trường tốt thì điểm sẽ rất cao.

‘30 điểm vẫn trượt đại học không có gì là ngạc nhiên’

Theo ông Đức thì năm nay có một số môn có điểm giỏi tăng đột biến. Ví dụ môn tiếng Anh với tỷ lệ bài thi từ điểm 8 trở lên chiếm 24%, nghĩa là cứ 4 thí sinh thì có gần 1 thí sinh đạt điểm giỏi. Năm trước (2020), tỷ lệ điểm giỏi môn tiếng Anh chỉ có 6,5%, năm 2019 là 5,96% và năm 2018 là 2,7%. 

Trong môn Văn, tỷ lệ bài thi đạt điểm cao cũng tăng cao, số thí sinh từ điểm 7 trở lên chiếm đến 41,7%; năm 2020 tỷ lệ này cũng 46%, trong khi năm 2019 chỉ có 14,4% và năm 2018 là 17,4%.

Môn Địa lý, năm nay tỷ lệ bài thi đạt từ 8 điểm trở lên là 22%, năm 2020 là 16,5%, năm 2019 là 5,55% và 2018 chỉ có 3,16%.

Đặc biệt, điểm giỏi từ 8 trở lên môn Giáo dục Công dân năm 2021 là 71,5%, năm 2020 là 66,2%, năm 2019 là 38,4% và 2018 là 29,2%.

Do đó, những tổ hợp có môn Địa lý, Văn, GDCD và tiếng Anh sẽ tăng rất cao, từ đó dẫn đến có ngành chọn tổ hợp có những môn này cũng tăng điểm trúng tuyển đến 7 – 8 điểm so với năm ngoái. 

Những môn như Toán, Lý, Hóa không có đột biến quá lớn so với năm ngoái, nhưng từ kết quả thi cũng cho thấy đề thi năm nay dễ hơn so với những năm trước.

Môn Toán năm nay có tỷ lệ bài thi từ 8 điểm trở lên là 25,87%, năm 2020 là 29,7%, năm 2019 là 9,2% và 2018 chỉ có 1,2%. 

Môn Lý năm nay có tỷ lệ bài thi từ 8 điểm trở lên là 18,3%, năm 2020 là 23,95%, năm 2019 là 6,0% và 2018 chỉ có 2,7%.

Môn Hóa, năm nay có tỷ lệ bài thi từ 8 điểm trở lên là 24.9%, năm ngoái là 27,4%, năm 2019 là 3,9% và năm 2018 là 2,6%.

Điểm khối A năm nay tổ hợp có 2 môn Toán, Hóa hoặc Toán, Lý…điểm trúng tuyển tăng không mạnh. Những số liệu thực tế cho thấy đề thi THPT ngày càng dễ, nhất là trong năm ngoái và năm nay. 

Bộ GD-ĐT không còn coi kỳ thi THPT để phục vụ mục tiêu “2 trong 1” và theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi thì việc tuyển sinh là việc của các trường phụ trách.

“Với các nguyên nhân như tôi phân tích thì nếu không tỉnh táo để phân tích tình hình để đăng ký nguyện vọng phù hợp, thì 30 điểm vẫn trượt đại học là giải thích được và không có gì là ngạc nhiên”, ông Đức nói.

Điểm thi không phù hợp với phân loại học sinh

Theo ông Đức, với tình hình đề thi và kết quả điểm thực tế như hiện nay thì điểm thi THPT không thật sự phù hợp để phân loại học sinh giỏi, xuất sắc nhằm xét tuyển đại học, nhất là với các ngành, các trường đang dẫn đầu xu hướng.

Để tăng chất lượng đầu vào, năm nay nhiều trường đã tổ chức tăng tỷ lệ xét tuyển thẳng với các em học sinh giỏi trong các kỳ thi quốc tế, quốc gia, các em có điểm thi SAT, ACT và các chứng chỉ quốc tế khác. Đây là những điểm tích cực của Luật giáo dục đại học sửa đổi và phương án tự chủ tuyển sinh mang lại.

Cũng theo ông Đức thì thực tế về kết quả điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay hay các phương thức tuyển sinh đại học đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc đổi mới tuyển sinh đại học.

Việc thành lập các trung tâm khảo thí đủ năng lực và kinh nghiệm để tổ chức các kỳ thi tuyển sinh vào đại học là kinh nghiệm nhiều nước đã thực hiện, và tại Việt Nam cũng có một số trường đại học đang triển khai.

Tuy nhiên để có sự tương đương chuyển đổi phù hợp giữa các bài thi của các trung tâm khảo thí khác nhau thì cần có sự kiểm soát chất lượng và cầm trịch của Bộ Giáo dục. Việc này để xử lý khách quan trường hợp khi sinh viên muốn chuyển trường, chuyển ngành.

Mặt khác, vai trò hỗ trợ và điều hành, điều tiết của Bộ GD-ĐT là vô cùng quan trọng dù việc tuyển sinh là của các trường. 

Bộ có thể hỗ trợ các trường điều chỉnh đề thi THPT hằng năm, để phục vụ tốt mục đích “2 trong 1” khi các trường còn nhiều lúng túng vì chưa có kinh nghiệm tổ chức các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng. Như vậy các trường có thể yên tâm sử dụng điểm bài thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh đại học, cách này vừa đỡ tốn kém cho các trường và cũng đỡ vất vả cho thí sinh. Đồng thời cũng đỡ đi việc xét tuyển sinh đại học bằng quá nhiều phương thức khác.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

x