Bàn về bài toán ‘chứng minh F-E-D-C thẳng hàng’ và ý kiến đầy tranh cãi của Shark

14/09/21, 18:20 Góc Nhìn

Ngày 11/9, trên FaceBook xuất hiện bài đăng của một người khá nổi tiếng, đó là Shark Nguyễn Hòa Bình. Bài viết nói về bài toán “chứng minh 4 điểm F-E-D-C thẳng hàng”.

Bài toán này vốn dĩ đang gây tranh cãi vì độ phức tạp quá sức so với các em học sinh. Tuy nhiên ý kiến của vị Shark này cũng gây tranh cãi không kém, anh cho rằng người thành công ở trường đời thì không phí hoài tuổi thơ vào những bài toán đánh đố trên ghế nhà trường. Bài viết này sẽ đưa ra một góc nhìn về vấn đề trên.

Bài đăng trên Facebook của Shark Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh chụp màn hình)

Khi tôi mới ra trường và tham gia vào nghề nghiệp lập trình. Công việc đầu tiên là viết phần mềm bản đồ. Trải qua thời gian đó, tôi biết được rằng: Bất cứ ứng dụng bản đồ nào mà chúng ta hay dùng, đều có liên quan đến một bài toán nổi tiếng nhất trên thế giới. Đó là bài toán mà bất kỳ người yêu thích toán học nào cũng từng nghe đến: Bài toán 7 cây cầu. 

Có thể nói, đây là bài toán hóc búa vào thời đấy, nó gần như không có bài giải trong khoảng thời gian rất lâu. Lời giải này được coi là định lý đầu tiên của lý thuyết đồ thị, mở ra 1 ngành học mới là Topo học – còn gọi là Topology.

Hiện nay các lập trình viên áp dụng lý thuyết của Euler để tạo ra giải thuật cho công việc tìm đường đi ngắn nhất giữa 2 hoặc nhiều điểm trên bản đồ. Và đó mới chỉ là một phương diện dễ quan sát nhất của chủ đề. 

Xa hơn có thể nói tính ứng dụng của một học thuyết toán học đã được thẩm thấu vào toàn thể chỉnh thể xã hội, biến xã hội nhân loại thành một thực thể vận động hài hòa theo mô thức Topo.

Từ đây mở ra rất nhiều xu hướng cho xã hội vận hành, phần lớn những tập đoàn lớn như Google, Uber, Grab, vv… cũng đang lợi dụng hình thái này mà thu về lợi ích, tức là nó không còn đơn giản chỉ là bài toán phục vụ một mục đích cụ thể, mà nó đã là một phương thức vận hành của xã hội.

Quay lại ý kiến của Shark Bình, chúng ta hãy thử thảo luận một chút về tính hợp lý của nó.

Anh ấy nói: “Bạn đã hiểu vì sao chơi nhiều, học kém nhưng vẫn có nhiều người thành công ở trường đời hơn các bạn top đầu lớp chưa? Đó là vì họ không phí tuổi thơ vào những bài toán đánh đố như thế này”.

Đáp án của Shark Bình cũng thu hút lượng tương tác lớn với hơn hàng ngàn lượt cảm xúc và gần 1.000 bình luận. (Ảnh chụp màn hình)

Có ý kiến cho rằng đáp án của Shark Bình đưa ra không thực sự là lời giải của bài toán, mà là một câu nói anh đúc kết từ kinh nghiệm bản thân. Rất nhiều dân mạng đã ủng hộ quan điểm của vị này, cho rằng mọi thứ nên được xây dựng từ nền tảng thực tế, trải nghiệm ngoài đời sẽ tốt hơn là những kiến thức hàn lâm, học thuật.

Chúng ta hãy nói về một số trường đại học Mỹ như Stanford, hoặc MIT, đây được xem là sân sau của tập đoàn lớn như Google, Facebook và Twitter. Các ngôi trường trên cũng đào tạo ra rất nhiều vị CEO nổi tiếng, và có một điều khẳng định là: Những sinh viên trường này, thời phổ thông đều là những cá nhân nghiện toán học.

Các sinh viên tại đây, sau một thời gian vài năm làm việc ở Thung lũng Silicon, đa phần đều mở công ty riêng cho mình. Điều đó nói lên rằng: Không phải cứ là những người yêu thích toán học, hay một môn khoa học hàn lâm nào đó, thì sẽ khó trở nên thành công trong xã hội.

Ở đây có vài vấn đề mà chúng ta cần nhận thức rõ:

Thứ nhất, thế nào là thành công

Nhiều người có suy nghĩ rằng, dành quá nhiều thời gian cho những môn học thuật, sẽ khó có thể hòa nhập với xã hội, và đạt được thành công to lớn về sau. Nếu vậy ở đây sẽ phát sinh 2 vấn đề:

  • Trước tiên chúng ta cần định nghĩa, thế nào là thành công.
  • Tiếp đến, nếu ý kiến trên là đúng, thì khẳng định là xã hội đó có vấn đề, căn bản không cân bằng được hài hòa giữa các nhóm người ưu việt trong xã hội.

Có một thực tế rằng: Những người giỏi về học thuật chưa chắc là thích kiếm tiền, và những người thích kiếm tiền, cũng không hẳn là giỏi về học thuật.

Trên thực tế, vẫn có những người giỏi về học thuật nhưng chưa chắc đã thích kiếm tiền và ngược lại. (Ảnh minh họa qua Cali Today)

Ở những quốc gia phát triển cao độ như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…  những người có tri thức cao rất được kính trọng, họ sẽ được gọi bằng hai chữ “tiên sinh”. Những chủ doanh nghiệp lớn ở các quốc gia đó dành cho họ sự tôn trọng rất lớn, luôn săn tìm những người tài giỏi này, và góp tiền tài trợ cho các dự án nghiên cứu của họ. 

Hơn nữa, những doanh nghiệp nếu có cách nhìn thiên lệch đối với giới học thuật, thì không cần bàn tới tương lai của họ. Có mang tiền tài trợ đến tận cửa cũng chưa chắc được các vị “tiên sinh” chiếu cố. 

Điều này có nghĩa là: Cả 2 phía đều đạt được “thành công”: Một bên là thỏa sức nghiên cứu, một bên càng rộng mở phát tài. Cùng nhau phát triển hài hòa mà không xung đột, đó chính là xu hướng của sự phát triển tự do – bằng cách tạo ra giá trị chung cho tập thể lớn nhiều con người. 

Vậy lời của vị Shark chúng ta cần hiểu thế nào cho đúng?

Có lẽ điều anh ấy không đồng chính ý là: Áp dụng với phương thức giáo dục áp đặt, nhồi nhét những môn học hàn lâm vào đa số những em học sinh, mà không quan tâm chúng có muốn hay không, từ đó khiến cho sức lực của một thế hệ trẻ bị hao mòn vào những việc không cần thiết. 

Một điều nữa là lối học tập thành tích, đem điểm số ra để đong đếm khả năng của học sinh, nền giáo dục ra lò một lớp người mà không được giám định khả năng đúng cách, phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng mong muốn.

Ngày nay, đa số học sinh Việt Nam phải học quá nhiều kiến thức hàn lâm mà không được quan tâm chúng có muốn hay không. (Ảnh qua Kinh Tế Đô Thị)

Nếu quả thật là vậy, thì chúng ta nên hướng tới điều gì để không còn mâu thuẫn này trong tương lai?

Thứ 2, sự hợp lý trong ý kiến của vị Shark này

Sự thành công của con người, chính là một chủ đề rộng lớn khó bàn tới. Trong xã hội, luôn tồn tại một nhóm người có tư duy bác học, thích tâm tư cho những vấn đề trên giấy. 

Tuy nhiên nhìn vào sự kiện của vị này, chúng ta thấy có khoảng trên 10 ngàn lượt yêu thích. Có nghĩa là sẽ có hơn 10 ngàn người dùng ý kiến của anh ta để đả kích nhóm người có tư duy bác học.

Điều này có thể vô ý gây gián đoạn cho một đoạn đường dài mà họ chủ định hướng tới. Hãy nói về câu chuyện của ông chủ McDonald, ông ấy khởi nghiệp sau 50 tuổi, và có thể nói là có được thành công ở thời điểm khá trễ của cuộc đời. 

Nếu như theo tư tưởng của con người hiện nay, ông ấy luôn xem mình là người đã hết cơ hội, thì làm sao có thể vươn lên và thành công ở tuổi cao như thế?

Văn hóa truyền thống chính là phương pháp tốt

Tác giả sẽ đưa ra một số ý kiến, có lẽ sẽ rất khó có thể áp dụng được cho xã hội chúng ta. Tuy nhiên, vẫn muốn nêu ra đây để quý khán thính giả cùng suy nghĩ.

Người xưa, khi đã đi học theo một bộ môn nào đấy, thì đó sẽ là lựa chọn cả đời, thậm chí con đường mà họ chọn sẽ là cả gia tài đối với bản thân họ. Có người từ nhỏ phải theo thầy học, sang nước khác du học, lớn lên nếu muốn tiếp tục theo con đường ấy, thì họ phải vào những nơi mà chúng ta gọi là Hàn lâm viện, phương Tây gọi là Academy, chức năng là tương đồng như nhau. Về phương diện học thuật này, từ thời cổ đại cả phương Tây và phương Đông đều khá là tương đồng không có khác biệt lớn.

Người xưa khi đã học theo một bộ môn nào đấy, thì đó sẽ là lựa chọn cả đời. (Ảnh qua Thiên Hương)

Đó là nguồn gốc của mấy chữ “học hàn lâm” mà chúng ta hay nói. Khi đó, người ta sẽ theo học một vị thầy, mãi cho đến khi được thầy truyền thụ hết kiến thức của mình, khi lãnh hội hết rồi người ta mới ra đời lập nghiệp, tức là họ đã thực sự là người có trình độ chắc chắn. 

Đến lúc họ ra hành nghề, đều sẽ báo danh tính, đã từng theo trường phái nào, thành tựu ra sao, mới có cơ hội được trọng dụng. 

Hiện nay vì xã hội thực hiện xã hội hóa giáo dục, nên phần lớn trẻ em đều đi theo lối giáo dục “phổ cập”, dành hết 12 năm tuổi thơ theo lối học và giáo trình của chính phủ. Tuy nhiên khi đã trưởng thành, thì các em cũng không thể hình thành trong đầu nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân. Mà có nói ra cũng chưa chắc được cha mẹ đồng ý. 

Liệt kê ra các tình huống này, để quý khán thính giả có cách nhìn khái quát và so sánh về lối học xưa và nay. Nếu như việc giáo dục trẻ em có thể dung hòa được cả hai lối, thì mới có thể khiến cho việc học được hữu dụng.

Những đứa trẻ nếu có thể gạt thành tích qua một bên, lựa chọn lối học cả đời, đề cao tôn nghiêm nghề nghiệp mà mình theo đuổi, thì căn bản sẽ không còn ai bị hiểu sai hai chữ thành công.

Trên đây chỉ là nêu lên ý kiến cá nhân về một chủ đề hẹp. Văn Hóa truyền thống vốn bao hàm một phương diện rất rộng lớn, việc học chỉ là một phạm vi nhỏ trong đó, và những khái niệm cổ xưa trong Văn Hóa truyền thống, cũng bị một số người bóp méo khiến cho con người không có nhận thức đúng đắn về nó. 

Do đó chúng ta cần nhiều thời gian hơn để suy ngẫm và phát hiện rằng: Văn hóa truyền thống chính là lời giải đáp cho rất nhiều vấn đề chung của xã hội. Nhưng tuyệt đối không thể nhìn nhận Văn Hóa truyền thống theo phương thức truy cầu giá trị thặng dư. Điều đó sẽ khiến cho nhiều vấn đề đi vào bế tắc.

Thiên Bảo

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x