Người phụ nữ trong lúc nằm ngủ lại bị đày xuống địa ngục chịu khổ hình

11/09/21, 11:40 Thế giới tâm linh

Lịch sử từng có ghi chép về các trường hợp du hành lên Thiên quốc, được nhìn ngắm những cảnh tượng mỹ diệu; cũng có người du ngoạn Âm giới, chứng kiến những tội nhân phải chịu cực hình. Câu chuyện dưới đây kể về một người phụ nữ, không chỉ du ngoạn địa ngục mà còn tự mình trải qua khổ hình tại nơi này.

Con người khi sống làm những việc ác thì khi chết phải chịu những khổ hình nơi địa ngục để hoàn trả nợ nghiệp. (Ảnh: Pinterest)

Theo ghi chép trong cuốn “Khuê Xa Chí”, vào thời nhà Tống, ở ngôi làng nọ có một người thợ săn, vợ của ông ta một hôm đang nằm ngủ, trong trạng thái mơ mơ màng màng, đột nhiên trông thấy đất ở trước giường nứt nẻ và biến thành một vực thẳm không đáy. 

Cô tò mò nhìn xuống, chỉ thấy bên dưới thấp thoáng có thành trì và những ngôi nhà lớn nhỏ. Trong lúc cô còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, thì bất ngờ bị rơi vào trong hố sâu thăm thẳm. 

Sau đó, có người đưa cô vào cung điện, khi ngẩng nhìn lên thì thấy Diêm Vương đang ngồi trên điện, đứng ở bên trái bên phải là những sinh mệnh đầu trâu mặt ngựa trông rất đáng sợ.

Đột nhiên, Diêm Vương không nói không rằng, liền ra lệnh cho thủ hạ dùng một cây đao lớn chặt tay chân của cô, rồi mổ lấy tim phổi treo lên. Sau đó thân thể cô từ đầu đến chân bị băm nhuyễn, cuối cùng huyết nhục được nhào thành quả cầu, một cơn gió nghiệp thổi qua liền trở lại thành hình người.

Trong khi đang bị tra tấn, linh hồn của cô đã rời khỏi thể xác, còn đứng một bên xem thân xác của mình bị tra tấn như thế nào, hơn nữa ý thức của cô lại hết sức thanh tỉnh, rõ ràng. 

Điều quan trọng là trong khoảng thời gian này, tất cả các loại đau đớn mà thân xác của cô phải chịu đựng thì linh hồn đều cảm nhận được một cách chân thực, những thống khổ đó khó có thể diễn tả bằng ngôn ngữ của con người.

Sau khi trải qua những khổ hình đau đớn dưới địa ngục, vợ của người thợ săn liền tỉnh lại và phát giác bản thân vẫn đang nằm trên giường. Phải mất một lúc lâu cô mới có thể mở miệng nói chuyện, và phải mất một ngày cơn đau còn lưu lại ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể cô mới dần dần biến mất. 

Con người làm điều xấu dù có thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật tại nhân gian thì cũng không cách nào thoát được nhân quả báo ứng. (Ảnh: Xuefo)

Trong khoảng hơn nửa năm, cô liên tiếp gặp phải tình huống tương tự, cảm giác chính mình đi xuống âm phủ, bị tra tấn trong địa ngục, chịu đủ mọi kiểu tra tấn khiến cô không cách nào chịu đựng được. 

Một ngày nọ, trong lúc đang chịu nhục hình đau đớn, cô nghe thấy trên điện có người nói: “Hãy đến gặp trưởng lão Thiện Tú để sám hối thì tội nghiệp có thể được tiêu trừ”.

Sau khi chịu khổ hình xong, cô đã đi đến một ngôi chùa gần đó để tìm kiếm, và quả thật đã tìm thấy một vị trưởng lão tên là Thiện Tú. Cô liền kể lại những trải nghiệm kỳ lạ và những thống khổ mà mình đã phải chịu đựng cho vị trưởng lão nghe, đồng thời thành tâm sám hối. Kết quả, từ đó về sau cô không còn phải chịu sự trừng phạt dưới địa ngục nữa.

Có thể nói, nguyên thần (linh hồn) hay cơ thể tại một tầng không gian khác của người phụ nữ này đã tiến nhập vào địa ngục và nếm trải những khổ hình. Mặc dù trong ghi chép không đề cập đến chuyện cô đã từng phạm tội gì mà phải chịu những đau khổ như vậy, nhưng nó cũng đã tiết lộ một điều: linh hồn và địa ngục thật sự có tồn tại.

Con người làm điều xấu dù có thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật tại nhân gian thì cũng không cách nào thoát được nhân quả báo ứng, nếu tội nặng thì sẽ phải vào địa ngục để chịu khổ mà hoàn trả nghiệp. Người xưa đều tin tưởng vào điều này, do đó đạo đức nhân loại mới được duy trì hàng nghìn năm, thậm chí còn tạo dựng nên một nền văn hóa huy hoàng.

Trái lại, thuyết vô thần phủ nhận sự tồn tại của linh hồn, thiên đường và địa ngục, bất kể ngoài miệng họ nói tốt đẹp đến đâu, trên thực tế đều là xúi giục con người phạm tội, bởi nếu không tin nhân quả báo ứng, con người sẽ làm mọi chuyện xấu miễn sao tránh được pháp luật; con người nếu tin rằng bản thân chỉ sống một lần thì sẽ tranh thủ hưởng lạc, thỏa mãn cảm xúc và dục vọng bất chấp hậu quả. 

Nhưng linh hồn là thực sự tồn tại, và thuyết vô thần về cơ bản đã đẩy linh hồn của con người xuống vực thẳm của địa ngục. Không nói đâu xa, ở những quốc gia mà tin vào thuyết vô thần, thì đạo đức của của con người sẽ suy đồi một cách nhanh chóng, những hành vi vô sỉ của họ đến đâu cũng bị quốc tế chê cười, chán ghét. Sự tương phản này cũng đã cho thấy chủ nghĩa vô thần chính là học thuyết nguy hại nhất đối với sự tồn tại của nhân loại.

Tuệ Tâm (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x