Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’

10/06/21, 15:48 Cuộc sống

Trong mùa dịch Covid-19 đang bùng phát ở TP.HCM, người dân chỉ biết kêu trời vì ‘hết kẹt xe, chuyển sang… kẹt tiền’.

Đường phố vắng tanh, không còn cảnh kẹt xe. (Ảnh qua Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, từ ngày 31/5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, đến nay đã hơn 10 ngày trôi qua. Nhiều người không thể ra ngoài đi làm vì nằm trong khu phong tỏa, nên thu nhập của nhiều hộ gia đình bị giảm đáng kể. 

Hơn 1 năm kể từ khi dịch bệnh xuất hiện, một số người trầy trật trụ được thì thời gian gần đây lại tiếp tục lao đao. Nhìn đường phố vắng lặng, người dân cũng chỉ biết cười ra nước mắt, đắng cay chia sẻ: “TP.HCM hết kẹt xe, mình thì chuyển sang kẹt tiền”.

Chị M.C.P (30 tuổi) cho biết, sau khi ly dị chồng, chị gắn bó với nghề xe ôm công nghệ, cắm mặt ngoài đường “cày cuốc” kiếm được bao nhiêu cũng chỉ đủ lo trả tiền nhà trọ, trả nợ, lâu lâu chở con đi ăn vài món ngon.

Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người rơi vào cảnh… kẹt tiền. (Ảnh qua Thanh Niên)

Đồng cảm, chia sẻ được với nhau những khó khăn trong cuộc sống, trong nghề, chị đi bước nữa với một anh đồng nghiệp.

Từ ngày giãn cách xã hội, mỗi ngày chị P. kiếm được 150.000 – 300.000 đồng, nhưng chỉ sau một ngày có lệnh phong tỏa thì chồng chị bị khóa app, phải tự cách ly vì từng giao đồ ăn ở điểm có dịch bệnh. Tất cả các chi phí trong nhà lúc này đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nhỏ bé.

Mấy ngày qua, chị P. đều đi làm từ 8 giờ sáng tới qua ngày hôm sau mới về nhưng thu nhập vẫn chẳng thấm vào đâu. Giờ đây, mỗi ngày chỉ được ngủ 4 tiếng, chị P. đã quá chán nản và áp lực, kể cả khi bố bị gãy chân, chị P. cũng không dám về thăm vì trong túi không có lấy một đồng. 

Đồng cảnh ngộ, 11 năm làm công nhân ở TP.HCM, vợ chồng anh Phan Chí Tâm (46 tuổi, quê Tây Ninh) và chị Nguyễn Thị Thản (44 tuổi, quê Phú Thọ) cũng thất nghiệp từ tháng 5 năm ngoái vì dịch Covid-19.

Nhiều tháng ròng, anh chị đi khắp nơi để xin việc, nhưng do tuổi đã lớn nên cũng không có công ty nào chịu nhận. Cả gia đình không một đồng trong túi, nay vay chỗ này, mai đắp chỗ kia.

Sau Tết, chị Thản cùng anh Tâm may mắn có được công việc, thắt lưng buộc bụng tiết kiệm được vài đồng phòng thân. Thế nhưng dịch lại bùng phát, 2 vợ chồng lại thất nghiệp, hẻm dãy trọ phong tỏa vì có ca nhiễm Covid-19. Nhiều ngày trời, vợ chồng con cái phải quẩn quanh căn trọ 8m2 nóng hầm hập, may cô chủ trọ thương tình cho khất nợ một thời gian. 

Bữa cơm của vợ chồng anh Tâm. (Ảnh qua Thanh Niên)

Một hoàn cảnh khác là ông L.Đ.V (47 tuổi, quê Khánh Hòa), năm trước ông xin chuyển vùng vào TP.HCM để tiếp tục công việc xe ôm công nghệ với mong muốn kiếm đủ tiền trả nợ ngân hàng tiền vay mua xe mỗi tháng.

Thời gian đầu, vì tình trạng kẹt xe quá nên ông V. bị sốc. Dần dà cũng quen, ông V. cày ngày cày đêm, lượng khách đặt xe ổn định, thu nhập tăng gấp đôi, gấp ba ngày trước. Nhưng từ đầu tháng 5, TP.HCM có ca nhiễm Covid-19, cả ngày cũng chỉ có vài cuốc xe, đến khi giãn cách xã hội thì ế ẩm cả ngày không ra đơn. Nhiều đồng nghiệp của ông đã chọn phương án về quê tạm tránh dịch. 

“Giới tài xế, nhiều người về quê, số còn lại gắng vớt vát mong đủ trả nợ tiền xe đã là may. Lúc này, mới thấy kẹt xe còn dễ thở, trên các nhóm tài xế lại nói với nhau, thà kẹt xe còn hơn kẹt tiền”, ông V. chia sẻ.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x